“Chuột chạy cùng sào mới vào... sư phạm”?

“Thảm cảnh” điểm lịch sử chưa thôi khắc khoải, thì mùa tuyển sinh năm nay điểm chuẩn ngành sư phạm tiếp tục thấp thê thảm. Ở một số trường, có thí sinh điểm thi môn Sử dưới 2, thậm chí 0,25 điểm cũng đỗ.

“Thảm cảnh” điểm lịch sử chưa thôi khắc khoải, thì mùa tuyển sinh năm nay điểm chuẩn ngành sư phạm tiếp tục thấp thê thảm.

Liệu các em có còn mặn mà với “ước mơ xanh”?
Liệu các em có còn mặn mà với “ước mơ xanh”?

 1 điểm cũng trở thành... giáo viên?

Năm nay, trong số 30 ngành của ĐH Sư phạm Hà Nội, có 11 ngành lấy điểm đỗ NV1 từ 15 điểm. Chỉ có 2 ngành có điểm chuẩn NV1 cao nhất (25 điểm) là ngành Sư phạm tiếng Anh và thể dục thể thao. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 phải lấy điểm chuẩn bằng sàn cho các ngành sư phạm hóa, sinh trong khi ngành sư phạm vật lý cũng chỉ là 13,5.

Các trường "top" sư phạm còn phải lấy xuống đến mức điểm sàn thì tình trạng của các trường ĐH sư phạm địa phương hay các trường có khoa sư phạm còn thê thảm hơn, khi có ngành không có thí sinh nào trúng tuyển hoặc lèo tèo vài em trúng tuyển với số điểm rất thấp. Tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) đa số trong 42 thí sinh trúng tuyển ngành Lịch sử có điểm ở mức 2-3 điểm. Thậm chí có ba thí sinh chỉ được 1,25 điểm, một thí sinh 1 điểm môn Sử.

Trường ĐH Cần Thơ có bốn thí sinh trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử với điểm thi môn này là 1 điểm, nhiều thí sinh từ 1,25-2 điểm. Trường ĐH Đà Lạt, một thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm lịch sử với điểm thi sử 0,5. Một thí sinh tại trường này trúng tuyển với tổng điểm 13 nhưng môn Lịch sử chỉ có 0,25 điểm.

“Thợ dạy” hay thầy cô?

GS.Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: “Sinh viên giỏi thì vẫn có, nhưng tôi mong muốn những sinh viên giỏi nhất. Mùa tuyển sinh năm nay ở trường tôi có thí sinh điểm đầu vào 27, 28. Học sinh THPT chuyên vẫn có nhiều em thi vào sư phạm. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại là hiện nay các thí sinh ở thành phố lớn không thi vào sư phạm. Thế hệ giáo viên ở đây là những em ở vùng khác. Khi vào môi trường giáo dục thành phố các em phải thay đổi nhiều thứ, như lối sống, để tiếp cận với đối tượng học sinh, vốn có cách sống xa lạ với các em”.

Không ít người trong cuộc cho rằng, phần lớn sinh viên mới ra trường đều phải qua đào tạo lại từ 2-3 năm. Đó là nói tới những giáo viên có tư duy tốt. Với những thí sinh trúng tuyển với mức điểm thấp thì khó có tư duy tốt để tiếp thu những tư tưởng và cách tiếp cận học sinh theo lối hiện đại, yêu cầu của chương trình mới. Nếu giáo viên không có tư duy tốt thì chỉ giống như “thợ dạy” chứ không thể có sự chủ động và sáng tạo. Mỗi bài học trong sách giáo khoa, nhìn qua rất đơn giản, nếu giáo viên có kiến thức sâu rộng gấp nhiều lần nội dung trong sách, hiểu được nguồn gốc vấn đề thì chắc chắn giảng bài sẽ khác.

Ông Ngô Đắc Chứng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế cho biết, với mức điểm đầu vào trung bình là 5 điểm mỗi môn đào tạo đã là hơi khó rồi, huống chi là thấp hơn! Còn GS.Nguyễn Viết Thịnh khẳng định: “Tôi cho rằng cần phải tiên lượng đầu vào thấp như thế sẽ có tác động tới 10 năm sau”.

Có thể nói, có rất nhiều vấn đề nan giải đặt ra, khi mà trường phổ thông đang đổi mới dạy và học nhưng cách dạy ở các trường đào tạo sư phạm, nơi được coi là “cỗ máy cái” để nâng cao chất lượng giáo dục vẫn dạy theo tư duy cũ và truyền thống. Giáo sinh ra trường nếu về các thành phố lớn đương nhiên rất khó tiếp cận. Và với điểm đầu vào thấp như vậy cũng không thể mong đợi các giáo sinh ra trường sẽ là những thầy cô giỏi. Hơn nữa, với nhiều thí sinh vào sư phạm vì không còn cơ hội nào khác, đúng với kiểu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” thì rất khó để mong họ yêu nghề và tận tụy với vai trò người thầy, người dạy chữ và dạy người cho các thế hệ tương lai...

Nỗi buồn nhà giáo

Có một thực tế khiến ngành sư phạm không hấp dẫn thí sinh không chỉ là ở chính sách lương bổng quá thấp, cơ hội chuyển ngành thấp mà khi học ngành này, người ra trường “ế ẩm” hàng loạt. Theo ghi nhận tại nhiều địa phương, những năm gần đây, nhu cầu giáo viên đã bão hòa, mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp sư phạm chưa được phân công lên đến hàng trăm người mỗi tỉnh.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cho biết, năm nay Sở nhận được khoảng 1.400 hồ sơ tuyển dụng giáo viên các cấp nhưng chỉ có thể giải quyết được 1.100 hồ sơ. Nhưng như thế cũng là nhiều vì ở nhiều địa phương khác tình hình còn buồn hơn. Ví như năm 2011, chỉ tính riêng bậc THPT, tỉnh Đồng Tháp nhận 890 hồ sơ tuyển dụng nhưng chỉ giải quyết được 90 hồ sơ. Khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm chưa biết đi đâu về đâu. Bà Đoàn Thị Minh Công - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cũng cho biết ở Hải Dương, sinh viên sư phạm ra trường rất thừa, nhiều người tốt nghiệp loại khá vẫn không tìm được việc làm.

Hơn nữa, hệ thống các trường ĐH-CĐ đào tạo ngành sư phạm được nhận xét là đang khá “lôm côm”. Các mô hình đào tạo sản sinh ra từ những trường “ngoại đạo” có đào tạo sư phạm khiến cho năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên không được đảm bảo. Chẳng hạn, các trường đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, rồi đến cả công nghiệp, kỹ thuật công nghiệp cũng tham gia đào tạo sư phạm. Những trường sư phạm truyền thống thì phải mở thêm các ngành thời thượng như tài chính, kế toán... Thế nên, nhiều địa phương đã tìm cách để từ chối hoặc đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với những sinh viên tốt nghiệp từ các mô hình này.

Chất lượng đào tạo thấp, rõ nhất phải kể tới là đào tạo giáo viên mầm non. Bà Đoàn Thị Minh Công lo ngại trước tình hình giáo viên mầm non đang rất thiếu ở nhiều địa phương, trong khi các trường mầm non tư thục thì nở rộ và buông lỏng. Bởi lẽ thực tế, “nhiều học sinh tốt nghiệp THPT không thi hoặc thi trượt ĐH được xét tuyển bằng học bạ để đào tạo trung cấp mầm non, một tháng học từ 7-10 ngày, sau 2 năm tốt nghiệp 100%. Sau đó lại được liên thông lên ĐH - CĐ với thời gian 2 - 3 năm, 1 tháng lại học vài buổi và ra trường có bằng ĐH nhưng chuẩn nghề nghiệp, năng lực đứng lớp rất hạn chế” - bà Đoàn Thị Minh Công đánh giá.

Bất cập nhất của ngành sư phạm là thi công chức

Ngày nhỏ, tôi học văn rất khá và thường được chọn đi thi học sinh giỏi văn của huyện nên tôi mơ ước trở thành cô giáo dạy văn. Thế nhưng, tôi ra trường đúng lúc ở tỉnh Hải Dương quê tôi đang thừa giáo viên văn. Tôi thấy bất cập nhất của ngành sư phạm hiện nay là việc thi công chức với quy định cứng nhắc là, hộ khẩu ở tỉnh nào thi công chức ở tỉnh đó. Vì vậy, muốn xin sang tỉnh khác thiếu giáo viên văn, tôi cũng không thể vào được biên chế.

Tôi đang đi dạy hợp đồng. Dạy tiết nào được trả tiền tiết ấy, không được đóng bảo hiểm. Số tiết được dạy ít nên bố mẹ vẫn phải bao cấp mới đủ sống. Thêm nữa, dạy hợp đồng, nhà trường chỉ kí kết năm một. Năm sau, nhà trường đủ giáo viên, mình lại không được dạy vì vậy lương vừa thấp vừa bấp bênh. Cứ dạy như thế, nuôi thân còn chẳng đủ lấy tiền đâu để lo cho gia đình. Tôi đang tính chuyện chuyển nghề bởi sau 3 năm ra trường, tôi thực sự thấy chán nản.

Chị Nguyễn Thị Lan (Kim Môn, Hải Dương)

Thi sư phạm cho dễ đỗ 

“Chuột chạy cùng sào mới vào... sư phạm”? ảnh 2
 
Nhiều người nói, nghề giáo là nhàn hạ nhưng gia đình em cũng có người thân làm nghề giáo, em thấy nghề giáo thực sự vất vả. Hơn nữa, bây giờ học sinh không còn giữ được sự tôn sư trọng đạo như trước khiến thầy cô đời sống đã khó khăn còn luôn phải buồn lòng vì sự hỗn láo của học trò.

Lớp em có rất ít bạn có ý định thi vào sư phạm vì các bạn bảo vào ngành sư phạm ra trường khó xin việc, ít có cơ hội thăng tiến, đời sống không đảm bảo. Em học không được tốt lắm. Mấy năm gần đây, em thấy ngành sư phạm lấy điểm thấp, có lẽ em sẽ đăng ký thi vào trường sư phạm cho dễ đỗ. Bố mẹ em bảo, đỗ vào trường đại học nào cũng được, học rồi tính sau. Tuy nhiên, nếu em đỗ trường đại học khác, em sẽ không đi sư phạm. 

  Em Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội)

Mở thêm ngành đào tạo để tự cứu mình 

“Chuột chạy cùng sào mới vào... sư phạm”? ảnh 3
 
Trước đây, có những năm học, trường tôi chỉ tuyển được vài chục học sinh cho ngành sư phạm mầm non. Trong khi đó, trường có đến hàng trăm giáo viên, cán bộ đang làm việc. Cơ sở vật chất, con nguời lãng phí vì không sử dụng hết công suất. Để có thể trụ được, trường đã chuyển sang đào tạo đa ngành nghề.

Ngành sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng Bộ GD – ĐT chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Bộ nên đưa ra những con số cụ thể để các trường chủ động lên kế hoạch tuyển sinh. Ví dụ như, trong năm tới, tỉnh Bến Tre cần bao nhiêu giáo viên Văn, Toán, bao nhiêu giáo viên mầm mon, cao đẳng để đào tạo sinh viên ra khỏi bị lãng phí.

 Ông Lê Thành Công (Hiệu trưởng Trường CĐ Bến Tre)

Uyên Na  

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.