Chương trình 585 góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Từ cuối năm 2010 đến năm 2012, những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đang hội nhập của nước ta, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong nước. Đây cũng là thời điểm tổ chức các hoạt động giai đoạn I của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn năm 2010-2014 theo Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Từ cuối năm 2010 đến năm 2012, những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đang hội nhập của nước ta, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong nước.

Đây cũng là thời điểm tổ chức các hoạt động giai đoạn I của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn năm 2010-2014 theo Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 585). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng – Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 585 đã chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam về những kết quả mà Chương trình đạt được trong hơn 2 năm qua:

- Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đầu năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Bên cạnh các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ được cộng đồng DN kỳ vọng vừa nêu thì các giải pháp hỗ trợ pháp lý cho DN, giúp DN hạn chế rủi ro pháp lý của Chương trình 585 được triển khai từ cuối năm 2010 cũng rất được các DN quan tâm. Với mục tiêu hỗ trợ pháp lý một cách đồng bộ, hiệu quả cho các DN trên cả nước, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý của Chương trình 585 đã và đang góp phần giúp DN khắc phục những hạn chế trong thực thi pháp luật, phòng chống rủi ro về mặt pháp lý, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.

“Phủ sóng” pháp luật đến DN

Với tư cách Trưởng Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả qua hơn 2 năm tổ chức thực hiện Chương trình?

- Trong 2 năm qua, từ khi Chương trình 585 được khởi động, các hoạt động đã được triển khai đồng bộ, đúng kế hoạch, quy trình; kinh phí triển khai các hoạt động được thực hiện trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Chương trình đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng tích cực của cộng đồng DN, bước đầu đạt mục tiêu đề ra. Để có được kết quả như vậy, Ban Quản lý Chương trình 585 đã ban hành hệ thống các văn bản quản lý, điều hành hoạt động như Quy chế quản lý thực hiện Chương trình, Quy trình lựa chọn và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình...

Ban Quản lý Chương trình cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành và tổ chức đại diện của DN triển khai các hoạt động cụ thể từ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tọa đàm nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho DN; tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật kinh doanh cho DN thông qua Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đến xây dựng Bản tin hỗ trợ pháp lý cho DN... Các hoạt động trên đã góp phần cho sự thành công, ngày càng khẳng định ý nghĩa và vai trò tích cực của Chương trình 585 đối với cộng đồng DN.

Trong số các hoạt động của Chương trình, theo Thứ trưởng thì đâu là hoạt động để lại nhiều “dấu ấn” nhất?

- Chương trình đã thực hiện được rất nhiều hoạt động, bao gồm điều tra, khảo sát thực trạng và nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho DN; tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn nhằm phổ biến và giải đáp vướng mắc về pháp luật kinh doanh; tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho DN, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế DN và cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN; xây dựng và phát sóng Chương trình phổ biến pháp luật cho DN trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam; xây dựng Bản tin hỗ trợ pháp lý cho DN và Cẩm nang pháp luật DN, Cẩm nang kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế DN và Cẩm nang hỗ trợ pháp lý cho DN; thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; xây dựng Trang thông tin hỗ trợ pháp lý cho DN.

Trong số đó có thể nói các hoạt động hỗ trợ pháp lý một cách thiết thực luôn thu hút được sự quan tâm của DN vì liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của họ. Đáng chú ý là, Chương trình đã tổ chức được gần 50 tọa đàm, hội thảo về các chuyên đề pháp luật kinh doanh, với gần 6 nghìn đại biểu đại diện cho các DN tham dự; thực hiện khoảng 70 chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho DN với gần 14 nghìn đại biểu đại diện DN tham dự.

Không những thế, từ tháng 7/2012, Chương trình còn triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát sóng thường xuyên hàng tuần Chương trình phổ biến pháp luật cho DN trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng DN và nhận được nhiều phản hồi tốt từ các khán thính giả của Chương trình. Trong giai đoạn I của Chương trình, Ban Quản lý Chương trình 585 còn phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam xây dựng 6 chuyên đề Bản tin hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN với tổng số lượng phát hành là gần 20 nghìn cuốn để hỗ trợ, phát miễn phí cho các tổ chức đại diện cho DN và các cơ quan, tổ chức liên quan...

Tập trung khắc phục hạn chế, tăng hiệu quả các hoạt động

Nhìn lại giai đoạn I đã qua, Thứ trưởng nhận thấy Chương trình gặp phải những vướng mắc nào không?

- Do đây là Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành đầu tiên của Chính phủ, mới bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 2011, cùng với những thành quả tích cực thì cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, sự tham gia của một số cơ quan, ban ngành có nêu tên trong Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế, chưa có sự phối hợp thường xuyên với Ban Quản lý Chương trình trong việc triển khai các hoạt động. Đội ngũ các thành viên Ban Quản lý, Thường trực Tổ thư ký Chương trình làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên việc bố trí đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chất lượng tất cả các hoạt động của Chương trình do các cơ quan, tổ chức thực hiện trên cả nước chưa sâu sát. Bên cạnh đó, các đơn vị đăng ký tham gia hoạt động của Chương trình cũng chưa nhiều kinh nghiệm nên có một số nội dung còn lúng túng trong công tác triển khai hoặc chưa xây dựng tốt mô hình công tác hỗ trợ pháp lý cho DN tại các tỉnh làm điểm.

Để tiếp tục phát huy những kết quả trên đây, xin Thứ trưởng cho biết phương hướng triển khai các hoạt động của Chương trình trong giai đoạn II?

- Trong thời gian tới, Ban Quản lý Chương trình 585 sẽ có những giải pháp khắc phục những hạn chế, đồng thời tiếp tục chỉ đạo triển khai tích cực các hoạt động như hỗ trợ xây dựng, phát triển Trang thông tin chính thức về hỗ trợ pháp lý cho DN; hỗ trợ thực hiện các Chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh cho DN trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam và tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh.

Ngoài ra, sẽ chú trọng hỗ trợ pháp lý cho DN trên một số hoạt động cụ thể là bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho DN với dự kiến 40 lớp tại 7 tỉnh làm điểm và các tỉnh được lựa chọn; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế DN; hỗ trợ thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho DN.

Bên cạnh mục tiêu tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của DN; tạo lập các điều kiện phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp DN kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN, các hoạt động trên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu thập ý kiến góp ý, phản ánh tiếng nói của cộng đồng DN trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh. Qua đây, tôi cũng kêu gọi sự tham gia, hưởng ứng tích cực hơn nữa từ phía cộng đồng DN, các cơ quan, tổ chức nhằm đưa Chương trình hoạt động ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Hoàng Thư (thực hiện)

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.