Chùm ảnh Thủ tướng tới công trường khảo sát một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại Bình Dương

Sáng 3/12, trong chương trình chuyến công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát, kiểm tra, đôn đốc một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.

Thủ tướng nghe báo cáo tuyến đường cao tốc TP HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Bình Dương.

1. Thủ tướng khảo sát, nghe báo cáo tuyến đường cao tốc TP HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án.

Dự án có tổng chiều dài tuyến là 69 km, từ nút giao Gò Dưa–TP HCM đến Quốc lộ 14-tỉnh Bình Phước; gồm: Đoạn qua TP HCM dài 1,65 km, đoạn qua Bình Dương dài 60,25 km (đã đầu tư 14,5 km với quy mô 6-8 làn xe), Bình Phước dài 7 km (chưa đầu tư).

Theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), UBND tỉnh Bình Dương giao cơ quan lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Thủ tướng khảo sát tuyến đường sắt Bàu Bàng-Thị Vải, Cái Mép; quy hoạch tuyến Metro Suối Tiên-Thành phố Mới Bình Dương–Bàu Bàng; điều chỉnh vị trí quy hoạch ga An Bình và ga Dĩ An - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

2. Thủ tướng khảo sát, nghe báo cáo tuyến đường sắt Bàu Bàng-Thị Vải, Cái Mép; quy hoạch tuyến Metro Suối Tiên-Thành phố Mới Bình Dương–Bàu Bàng; điều chỉnh vị trí quy hoạch ga An Bình và ga Dĩ An.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến Bàu Bàng-Cái Mép - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến Bàu Bàng-Cái Mép, gồm 03 đoạn: Bàu Bàng-An Bình (Dĩ An), An Bình-Phước Tân (Biên Hòa) và Phước Tân-Cái Mép. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 02 đoạn: An Bình (Dĩ An)-Phước Tân (Biên Hòa) và Phước Tân-Cái Mép.

Thủ tướng thị sát dự án tuyến Vành đai 3 TP HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

3, Thủ tướng khảo sát, nghe báo cáo về tuyến Vành đai 3 TP HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Dự án đường vành đai 3 TP HCM được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022.

Thủ tướng trao đổi với các đơn vị liên quan khi thị sát dự án tuyến Vành đai 3 TP HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ đã có Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/8/2022 triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15; trong đó xác định rõ tiến độ triển khai các nội dung công việc (theo đó phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023; 30/6/2026 hoàn thành).

Tỉnh Bình Dương có 2 dự án thành phần: Dự án thành phần đầu tư xây dựng dài 11,43 km, tổng mức đầu tư khoảng 5.752 tỷ đồng; dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có tổng mức đầu tư khoảng 13.528 tỷ đồng.

Theo báo cáo của tỉnh, dự kiến khởi công theo đúng kế hoạch chung (ngày 30/6/2023).

4. Thủ tướng khảo sát, nghe báo cáo về tuyến đường Hồ Chí Minh và Khu công nghiệp Bàu Bàng.

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa đi qua địa phận tỉnh Bình Dương khoảng hơn 31 km. Dự án đã dừng giãn tiến độ theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ.

Hiện Bộ Giao thông vận tải đã bố trí đủ vốn, đang lập dự án để tiếp tục triển khai đầu tư.

Thủ tướng trực tiếp thăm hỏi, động viên công nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện nay dự án đang thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý I/2023 và khởi công dự án trong quý IV năm 2023, hoàn thành năm 2025.

Thủ tướng cũng nghe báo cáo về tuyến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Chính phủ đã giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 qua địa bàn từng tỉnh, trong đó UBND tỉnh Bình Dương thực hiện đoạn cầu Thủ Biên – Sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49 km.

Ngày 15/01/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp về Dự án đường Vành đai 3 và Vành đai 4 TP HCM, trong đó chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu đường vành đai 4 theo phương thức PPP.

Đồng thời, Thủ tướng giao UBND TP HCM thành lập Tổ công tác nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư 2 dự án này.

Theo báo cáo của tỉnh, hiện nay đã đầu tư 22,64 km; chưa đầu tư 25,66 km, tỉnh sẽ lập dự án thực hiện phân kỳ 2 giai đoạn.

Tại các điểm đến kiểm tra, khảo sát, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, đây đều là những dự án hạ tầng quan trọng kết nối tỉnh Bình Dương với khu vực Đông Nam Bộ, các khu vực lân cận, cả nước và với các cửa ngõ đi ra quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, triển khai đầu tư các dự án, vì dự án hoàn thành đi vào sử dụng sớm ngày nào thì góp phần phát triển kinh tế-xã hội ngày đó.

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, nhất là đầu tư theo hình thức công tư song đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, với phương châm "lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn chia sẻ".

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, tỉnh Bình Dương phải tổ chức giải phóng mặt bằng sớm. Trong đó, dành quỹ đất, chuẩn bị hạ tầng tái định cư, sinh kế cho người dân đảm bảo tốt hơn, ít nhất là bằng với nơi ở cũ và phấn đấu năm sau tốt hơn năm trước.

Đối với các tuyến giao thông cần nghiên cứu, xem xét mở các nút giao phù hợp để mở rộng, khai thác không gian phát triển mới. Tuy nhiên, phải tận dụng quỹ đất có vị trí thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, tạo của cải vật chất bền vững, lâu dài; không nên chỉ phát triển bất động sản nhà ở đơn thuần.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng đã khảo sát dự án xây dựng mở rộng Nhà máy của Công ty TNHH PaiHong tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, trao đổi với đại diện nhà đầu tư và nhà thầu.

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng mở rộng Nhà máy của Công ty TNHH PaiHong tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, thăm hỏi động viên công nhân thi công trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các bên liên quan bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án, an toàn lao động và đời sống công nhân; phát triển nhà máy theo hướng nâng cao tỷ lệ nội địa hoa, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng khu công nghiệp Bàu Bàng theo hướng "4 trong 1" (công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao và đô thị), phát triển bền vững.

Thủ tướng cũng trao đổi với nhà đầu tư về môi trường đầu tư, những thuận lợi và khó khăn trong triển khai dự án. Nhà đầu tư đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, song cho biết có khó khăn trong thu hút lao động tại khu vực. Về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng để thu hút lao động, nhà đầu tư cần phối hợp với chính quyền, các cơ quan liên quan phát triển nhà ở công nhân với giá cả phù hợp, nâng cao thu nhập của công nhân với các biện pháp ứng dụng công nghệ, cải tiến quy trình… để tăng năng suất lao động, đồng thời quan tâm tới hạ tầng y tế giáo dục và thiết chế văn hóa… để công nhân yên tâm làm việc.

Nhấn mạnh quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, Thủ tướng đề nghị nhà đầu tư tiếp tục góp ý, hiến kế để Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, "nói thật nói hết" các vấn đề trên tinh thần xây dựng, cùng nhau tháo gỡ, tiếp tục giới thiệu thêm các nhà đầu tư mới tới Việt Nam.

Cũng trong sáng nay, ngoài chương trình dự kiến, Thủ tướng đã tới kiểm tra, khảo sát dự án Bệnh viện Đa Khoa Bình Dương mới tại thành phố Thủ Dầu Một, quy mô 1.500 giường với vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

Thủ tướng tới kiểm tra, khảo sát dự án Bệnh viện Đa Khoa Bình Dương mới tại thành phố Thủ Dầu Một - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án khởi công năm 2014 nhưng tới nay chưa hoàn thành, thời gian thi công đã kéo dài 1,5 lần so với dự kiến. Nguyên nhân chủ yếu là do chia nhỏ dự án, thiếu tổng thầu, chuẩn bị đầu tư không tốt nên khi thực hiện phát sinh nhiều vấn đề, gây lãng phí nguồn lực và thời gian...

Thủ tướng cho biết việc khảo sát thực tiễn nhằm nắm bắt khó khăn trong thực tiễn, tháo gỡ, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành và rút kinh nghiệm cho các dự án khác trên cả nước. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị đầu tư tốt; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phải có tổng thầu xây lắp và lựa chọn nhà thầu đúng; triển khai đồng bộ cả thi công xây lắp, chuẩn bị thiết bị và nhân lực, cơ chế vận hành (bệnh viện có tự chủ hay không)...

Thủ tướng gợi ý một số nội dung để sớm có trang thiết bị y tế cho dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng gợi ý một số nội dung để sớm có trang thiết bị y tế cho dự án, như có thể rà soát trang thiết bị từ các bệnh viện khác để bố trí sử dụng cho dự án này, cố gắng đưa bệnh viện vào sử dụng trong năm 2023, trên tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng nhân dân lên trên hết, trước hết và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.