Chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án ứng phó với bão số 4

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 18/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về  phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã họp khẩn để bàn cách ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 (tên quốc tế là Higos).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thì trong ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Ngày mai, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông-Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão Higos, khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa to, có nơi mưa rất to, trong đó Quảng Ninh mưa lớn trên toàn tỉnh. Từ ngày 18-19/8, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa phổ biến 50-150mm/24 giờ, có nơi trên 170mm/24 giờ.

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An mưa phổ biến 30-70mm/24 giờ, có nơi trên 100mm/24 giờ. Từ chiều ngày 20/8 đến ngày 23/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa to đến rất to trên diện rộng…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, bão số 4 kèm mưa lớn và động đất tạo thành “tổ hợp bất lợi” cần ứng phó khẩn cấp.

Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố gấp rút triển khai các biện pháp ứng phó với bão, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; nhanh chóng tập trung kiểm đếm tàu thuyền trên biển; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để tàu thuyền, phương tiện vận tải không đi vào và chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; đồng thời quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.

Tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân đề phòng lũ quét, sạt lở đất, khu vực dân cư có nguy cơ mất an toàn. Cử người canh gác các ngầm tràn để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại. Theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ trên các sông để đảm bảo an toàn đê điều, hồ chứa. Riêng với hai tỉnh Điện Biên và Quảng Ninh, ngoài công tác phòng, chống thiên tai, chính quyền địa phương cần tập trung khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ trong những ngày vừa qua.  

Đọc thêm

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.