Chưa mạnh tay xử lý vi phạm bản quyền phần mềm

Nhiều trang web nghe nhạc trực tuyến cũng bị xử phạt hành chính, như Cty cổ phần Yêu âm nhạc, Cty cổ phần Tập đoàn Vina, Công ty TNHH truyền thông PI về hành vi lưu trữ, cung cấp, phổ biến đến công chúng một số lượng lớn các bản ghi âm mà chưa được phép của Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. 

Sau hai năm thực hiện Chỉ thị 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ra đời nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực như âm nhạc, văn học, chương trình máy tính , bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, kỹ thuật số... tình trạng vi phạm có giảm nhưng không đáng kể…

Vi phạm tăng khối cá nhân, giảm khối doanh nghiệp

Theo một báo cáo mới đây của Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam, Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) thì kết quả thanh tra trong những năm gần đây cho thấy việc tuân thủ pháp luật về bản quyền phần mềm (BQPM) tại khối doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt.

dtht
Nhiều trang web nghe nhạc trực tuyến cũng bị xử phạt hành chính

Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm BQPM tại khối người tiêu dùng thì lại tăng khá nhanh do tốc độ tăng trưởng quá nhanh của máy tính cá nhân. Theo điều tra của IDC (nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới về các dịch vụ marketing, tư vấn, và tổ chức sự kiện cho ngành công nghệ thông tin, viễn thông, và các thị trường tiêu dùng hàng công nghệ) trong năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng khối máy tính cá nhân lên tới 41% và hầu hết các máy tính cá nhân đều cài đặt phần mềm không có bản quyền.

Từ năm 2009 đến nay, Thanh tra Bộ VHTT&DL đã thanh tra đột xuất 58 doanh nghiệp tại các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương, Hưng Yên, kiểm tra 2873 máy tính, thì có 9 doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm với số tiền 130 triệu đồng và 27 doanh nghiệpị cảnh cáo . Năm 2010, đã hướng dẫn 12 doanh nghiệp mua hơn 5 tỷ đồng bản quyền phần mềm để sử dụng tại công ty.

Ngoài ra, nhiều trang web nghe nhạc trực tuyến cũng bị xử phạt hành chính, như Cty cổ phần Yêu âm nhạc, Cty cổ phần Tập đoàn Vina, Công ty TNHH truyền thông PI về hành vi lưu trữ, cung cấp, phổ biến đến công chúng một số lượng lớn các bản ghi âm mà chưa được phép của Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. 

Nhiều cơ quan còn thờ ơ

Nhưng đó chỉ là phần nhỏ khi mà tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra thường xuyên. Theo Phó Chánh thanh tra Bộ VHTT &DL Phạm Xuân Phúc, thanh tra phải kham quá nhiều lĩnh vực, trong khi lực lượng quá mỏng và chủ yếu thanh tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo…

Một vấn đề nữa là từ khi có Chỉ thị 36, nhiều cơ quan ban ngành chưa thực sự quyết tâm trong việc bảo vệ quyền tác giả. Nhiều đơn vị không hề có động thái cụ thể nào trong việc “ kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh kịp thời các trường hợp vi phạm pháp  luật về quyền tác giả và quyền liên quan” (Khoản a Điều 2) “ và theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này” (Điều 13)

Ông Phó Đức Phương – Giams đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bức xúc: Ví dụ điển hình của trường hợp này là Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (Quy chế 47) của Cục Nghệ thuật biểu (NTBD) ban hành tháng 7/2004 rõ ràng chưa thể hiện đúng những quy định luật pháp trong Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ban hành năm 2005 và càng xa cách đến mức dường như mâu thuẫn với tính mạnh mẽ, quyết liệt của Chỉ thị 36.

Vậy mà trong suốt năm 2009 và nữa đầu năm 2010, Cục NTBD không hề có đề xuất điều chỉnh đúng đắn và kịp thời. Không những thế, Quy chế hoạt động văn hóa & kinh doanh dịch vụ công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP được Chính phủ vào ban hành vào năm 2009 do Cục NTBD chấp bút còn lùi thêm một bước khi không có một điều khoản nào đòi hỏi phải thi hành luật pháp trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan, hoặc nói cách khác, đã bỏ qua những quy định pháp luật về SHTT và quyền tác giả, quyền liên quan.

Ông Phạm Tiến Dũng- Phó Giams đốc Sở VHTT&DL Nghệ An kiến nghị cần xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan chặt chẽ, quy định chức năng, trách nhiệm cụ thể để tránh sự chồng chéo. Xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng như thế nào là vi phạm, như thế nào là không vi phạm bàn quyền cho từng lĩnh vực như: Biểu diễn, văn học, âm nhạc, thương hiệu...

Những năm gần đây, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đã giảm đáng kể ở Việt Nam, từ mức 92% trong năm 2004 xuống mức 85% trong năm 2009. Trong một nghiên cứu mới đây của IDC, hãng nghiên cứu, dự báo thị trường hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, có dự báo rằng, nếu tỉ lệ phần trăm vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm được 10 điểm trong vòng 4 năm thì ngành công nghiệp phần mềm sẽ có thêm được 623 triệu USD doanh thu.

Tuấn Ngọc 

Tin cùng chuyên mục

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Đọc thêm

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Chuyên gia cảnh báo bùng nổ 'bẫy' lừa đảo trực tuyến AI năm 2025

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyến cáo tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2025. (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam năm 2024. Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cứ 220 người dùng thì sẽ có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ VNĐ.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Bảo đảm cung ứng điện trong các dịp lễ, Tết năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trong các dịp lễ, Tết và sự kiện chính trị, văn hóa lớn năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan lập phương án vận hành, huy động tối ưu các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố, góp phần phục vụ các hoạt động trọng đại của đất nước.

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm các gia đình, nhà thầu và công ty xây dựng tập trung vào các dự án sửa chữa nhà cửa và công trình thương mại, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ nhu cầu, thị trường cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến động về giá, thiếu hụt nguồn cung và sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)
(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.