Chủ tịch EVNNPC: Một “màu” riêng trong chuyển đổi số ngành Điện

Bà Đỗ Nguyệt Ánh nhậm chức Chủ tịch EVNNPC từ thàng 8/2021
Bà Đỗ Nguyệt Ánh nhậm chức Chủ tịch EVNNPC từ thàng 8/2021
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi mọi người đang “lơ mơ” với những khái niệm “điện toán đám mây, Icloud, internet vạn vật, Bigdata…” trong chuyển đổi số, thì nữ Chủ tịch Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có một định nghĩa rất riêng về nó, để hàng vạn người lao động của “Tổng” này, ai cũng có thể hiểu mà sẵn sàng chung tay vì sự nghiệp chung.

Khởi đầu khó khăn

52 năm xây dựng và trưởng thành, EVNNPC là “anh cả đỏ”, là cái nôi của ngành Điện Việt Nam. EVNNPC cũng là điểm sáng của ngành Điện trong hành trình điện khí hóa nông thôn; cung cấp đủ điện cho 27 tỉnh, thành phố phía Bắc với sản lượng điện thương phẩm nhiều năm liền luôn đạt ở 2 con số, tăng trưởng điện thương phẩm cao nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng công ty cũng là đơn vị quản lý vận hành lưới điện 110 kV và lưới trung, hạ áp có quy mô lớn nhất EVN.

Cùng với bề dày thành tựu đó là không ít khó khăn, thách thức trên hành trình đổi mới, phát triển, nhất là ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Thực tế, nhiều tài sản của EVNNPC được đầu tư từ rất lâu, không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khi ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), không hỗ trợ số hóa... Trình độ CNTT của người lao động không đồng đều, đặc biệt ở những đơn vị miền núi, vùng sâu, vùng xa.

“Chuyển đổi số của EVNNNPC là xây dựng Tổng công ty trở thành một hệ sinh thái gồm các phần tử mà tất cả các phần tử này đều được thể hiện dưới dạng số và giao tiếp với nhau trên môi trường số”, Chủ tịch Đỗ Nguyệt Ánh

Với đặc thù địa bàn hoạt động của Tổng công ty trải rộng trên 27 tỉnh, thành phía Bắc, từ đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi, hải đảo; thời tiết diễn biến phức tạp nên gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Hơn 74% khách hàng của EVNNPC thuộc khu vực nông thôn, miền núi, chưa có thói quen sử dụng, trải nghiệm các ứng dụng số cũng là thách thức không nhỏ của Tổng công ty trên lộ trình số hóa.

Theo Chủ tịch HĐTV EVNNPC - bà Đỗ Nguyệt Ánh, trong các Tổng công ty phân phối thuộc EVN, EVNNPC là đơn vị gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số. Thế nhưng, nếu vì khó mà chùn bước, nếu vì khó mà không thực hiện nhanh, thì sẽ chậm chân trong việc cải tổ chính bản thân mình cũng như chậm chân trong việc cung cấp những dịch vụ cho khách hàng.

Từ những nhìn nhận thẳng thắn và đúng bản chất vấn đề đó, tập thể lãnh đạo Tổng công ty đã quyết tâm tạo ra đột phá, và đã bước đầu thành công trên hành trình chuyển đổi số, với sản phẩm số hóa Quy trình Tài chính kế toán và Kinh doanh - dịch vụ khách hàng, vừa mới ra mắt.

Sản phẩm vừa được EVNNPC số hóa thành công

Sản phẩm vừa được EVNNPC số hóa thành công

Định nghĩa riêng về chuyển đổi số

Chủ tịch Đỗ Nguyệt Ánh khẳng định, yếu tố làm nên thành công trong chuyển đổi số là người đứng đầu phải vào cuộc. Người đứng đầu phải trực tiếp tìm hiểu, chịu trách nhiệm và xác định cần chuyển đổi số ở lĩnh vực nào, vướng mắc ở đâu để có những quyết định kịp thời.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, bà đã tiên phong, gương mẫu đi đầu, tạo sức “nóng” để cả tập thể phải vào cuộc. “Ở EVNNPC, tôi là người chịu trách nhiệm và giao nhiệm vụ cho lãnh đạo các Ban, Giám đốc các đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm ở đơn vị mình”, bà Ánh nói.

Bắt tay ngay vào hành động, khi những khái niệm về chuyển đổi số như điện toán đám mây, Icloud, internet vạn vật, Bigdata… còn rất trừu tượng và phức tạp, những ban lãnh đạo EVNNPC mà tiên phong là bà Đỗ Nguyệt Ánh đã xây dựng một định nghĩa về chuyển đổi số đối trong Tổng công ty theo hướng hết sức đơn giản, dễ hiểu và súc tích: “Chuyển đổi số của EVNNNPC là xây dựng Tổng công ty trở thành một hệ sinh thái gồm các phần tử mà tất cả các phần tử này đều được thể hiện dưới dạng số và giao tiếp với nhau trên môi trường số”.

Từ định nghĩa đó, Tổng công ty đã xây dựng một kế hoạch, chương trình hành động, với những đường hướng, mục tiêu cụ thể. Một hệ thống các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số cũng đã được ban hành không chỉ dừng lại ở các giải pháp về công nghệ, mà còn là quy trình, nhân lực, truyền thông cũng như chuyển đổi tư duy.

“Chúng tôi có thể tự tin nói rằng, bây giờ, ở EVNNNPC việc chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở giấy tờ, kế hoạch, truyền thông về chuyển đổi số, mà chuyển đổi số đã trở thành hoạt động hằng ngày của Tổng công ty”, bà Đỗ Nguyệt Ánh nhấn mạnh.

Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, EVNNPC đã số hóa thành công quy trình Tài chính kế toán và Kinh doanh - dịch vụ khách hàng. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu thành công đầu tiên của Tổng công ty trong lộ trình chuyển đổi số, trở thành đơn vị tiên phong của tập đoàn trong số hóa quy trình nghiệp vụ.

“Tài chính kế toán và Kinh doanh - dịch vụ khách hàng, là hai 2 lĩnh vực cơ bản quan trọng của các đơn vị thuộc khối phân phối. Tổng công ty đã chọn đúng điểm, đúng lĩnh vực để đột phá trong công tác chuyển đổi số là thể hiện sự hưởng ứng tích cực vào việc thực hiện kế hoạch tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành nhận xét.

Có thể khẳng định, sự thay đổi về nhận thức, tư duy của đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty mà lãnh đạo EVN đã nhắc đến, thì vai trò của nữ "tư lệnh” Đỗ Nguyệt Ánh là đặc biệt quan trọng. Giữ cương vị Tổng giám đốc EVNNPC từ tháng 7/2019 và Chủ tịch HĐTV EVNNPC từ tháng 8/2021, với sự quyết liệt, tư duy sáng tạo, đổi mới, bà Ánh đã thực sự thổi một luồng sinh khí mới vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của doanh nghiệp.

“Chuyển đổi số của EVNNNPC là xây dựng Tổng công ty trở thành một hệ sinh thái gồm các phần tử mà tất cả các phần tử này đều được thể hiện dưới dạng số và giao tiếp với nhau trên môi trường số”.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.