Chọn xã Giao Phong (Nam Định) để thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phê duyệt vào danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025. Xã Giao Phòng (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) là 1 trong 9 xã thuộc danh mục này.

Cụ thể, theo Quyết định phê duyệt danh mục mô hình thí điểm (đợt 1) mới được Bộ NN&PTNT ban hành, có 9 xã trong cả nước được chọn thí điểm; trong đó, có 6 mô hình xã nông thôn mới thông minh và 3 mô hình xã thương mại điện tử.

Xã Giao Phong là 1 trong 6 xã ven biển của huyện Giao Thủy, nằm ở phía tây nam huyện, cách trung tâm huyện khoảng 12 km, giáp với Khu du lịch biển Quất Lâm. Xã rộng 756,6 ha, có hơn 6.800 nhân khẩu ở 11 xóm; người dân,cù, năng động, giỏi trồng màu và nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản.

Cuối năm 2022, Giao Phong trở thành xã đầu tiên của huyện Giao Thủy và tỉnh Nam Định được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nổi trội về lĩnh vực giáo dục.

Bộ mặt xã Giao Phong ngày một khang trang, sạch sẽ.

Bộ mặt xã Giao Phong ngày một khang trang, sạch sẽ.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, một trong những tiền đề để xã Giao Phong thực hiện thí điểm mô hình nông thôn mới thông minh là điểm sáng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào đời sống ở xóm Lâm Phú.

Xã hiện có 4 sản phẩm OCOP được xếp hạng cấp tỉnh từ 3 sao trở lên, 100% sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử; 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được gắn biển địa chỉ số; tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt 95%.

Xã hiện chỉ còn dưới 1/% hộ nghèo theo chuẩn đa chiều. Quá trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí kiểu mẫu, xã Giao Phong đã huy động 196.663 triệu đồng để thực hiện.

Thời gian thực hiện thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh đối với Giao Phong là từ nay đến năm 2025. Dự kiến tổng kinh phí triển khai mô hình khoảng 10 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 8 tỷ đồng, còn lại là ngân sách đối ứng của địa phương.

Ngoài xã Giao Phong, 5 xã thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh gồm: Xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, Thái Nguyên); xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế); xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên); xã Thoại Giang (huyện Thoại Sơn, An Giang) và xã Mỹ Lộc (huyện Tam Bình, Vĩnh Long).

3 xã thí điểm mô hình xã thương mại điện tử là: Xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên, Bắc Giang); xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) và xã Tân Mỹ Chánh (TP Mỹ Tho, Tiền Giang).

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Quảng Ninh công bố kết quả xếp hạng Chỉ số của các cơ quan, đơn vị, địa phương

(PLVN) - Ngày 29/3, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023.

Đọc thêm

Lâm Đồng phấn đấu giảm tai nạn giao thông bằng cách nào?

Kiểm tra phương tiện có dấu hiệu quá tải tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.
(PLVN) - Với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, ngành Giao thông vận tải (GTVT) Lâm Đồng phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2023 trong Năm An toàn giao thông 2024.

Tìm giải pháp 'trị bệnh' thiếu nước ở ĐBSCL

Tìm giải pháp 'trị bệnh' thiếu nước ở ĐBSCL
(PLVN) -  Ngày 27/3, tại TP Cần Thơ diễn ra Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL; các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.

Bắc Giang: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện nhiệm vụ Chương trình MTQG 2024.
(PLVN) - Tại Bắc Giang, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2025 luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn đã có những thay đổi căn bản, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 gắn với chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang mang lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và đột phá trong công tác chuyển đổi số (CĐS), do vậy, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc để hoàn thành các nhiệm vụ.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 28 khóa XI.
(PLVN) - Ngày 27/3, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 28 khóa XI (mở rộng) họp để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP quý I năm 2024 - nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2024; Quyết định thành lập các Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Bác sỹ Công an tỉnh An Giang khám bệnh miễn phí, tặng quà cho người dân ở Campuchia

Công an tỉnh An Giang tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.
(PLVN) - Trong 2 ngày 26 và 27/3/2024, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.