Chọn học “Cam công” hay “Cam tư” khi theo đuổi Chương trình IGCSE, A Level

Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đang thí điểm dạy song bằng cho cả khối THCS và THPT
Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đang thí điểm dạy song bằng cho cả khối THCS và THPT
(PLVN) - Tới thời điểm cuối tháng 8, việc thi đầu vào và tuyển sinh của các trường THCS, THPT đã “hòm hòm” xong xuôi chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2019-2020. Tuy nhiên, trên các diễn đàn về học tập, câu hỏi về chọn học song bằng hay đơn bằng IGCSE, A Level dành cho học sinh THCS và THPT vẫn đang là câu hỏi “nóng” tiếp tục được các phụ huynh mổ xẻ để chuẩn bị cho các cú “nhảy” mới, có thể ngay trong năm học này hoặc các năm học sau. 

Chương trình IGCSE, A Level là chương trình quốc tế chuẩn Cambridge (Anh quốc), trong đó học sinh kết thúc năm học lớp 12 sẽ thi để nhận chứng chỉ A Level, còn được gọi là bằng tú tài Anh- một loại bằng quốc tế uy tín và được các trường đại học, nhà tuyển dụng sử dụng như một chuẩn mực đánh giá khả năng của người học. Toàn bộ tiến trình học IGCSE, AS Level (bậc 1 của A Level) và A Level được đánh giá là tạo ra cách học tự chủ và toàn diện. Cách thức khảo thí rất khách quan và công bằng. Chính vì ưu điểm này, nhiều trường tư tại Việt Nam đào tạo chương trình quốc tế chọn A Level làm chương trình học chính thức và đã khẳng định được ưu điểm vượt trội khi học sinh bước vào học đại học- đặc biệt là du học.

Từ năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT Hà Nội đã triển khai thí điểm đào tạo song bằng THPT Việt Nam và bằng A Level do Cambridge cấp. Tới năm học này, mô hình song bằng đã mở rộng thí điểm ở 7 trường THCS và 2 trường THPT. Chương trình IGCSE, A Level học theo hệ này được phụ huynh gọi vui là “Cam công”. Từ đây, rất nhiều phụ huynh quan tâm tới chương trình này và băn khoăn giữa 2 cách học. Báo Pháp luật Việt Nam đã có những so sánh về 2 cách học này để phụ huynh có thêm thông tin lựa chọn “đúng” và “trúng” nhu cầu, khả năng học tập của con em mình.

Về các trường có đào tạo IGCSE và A Level

Học song bằng: Năm học 2019-2020, Hà Nội có 9 trường công đào tạo song bằng gồm 2 trường THPT đào tạo A Level là chuyên Hà Nội – Amsterdam; THPT Chu Văn An. 7 trường THCS đào tạo IGCSE Cambridge gồm THCS Trưng Vương và Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm); THCS Cầu Giấy và Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy); THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân); THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ) và khối THCS của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Học sinh học song song 2 bằng của Việt Nam và Cambridge có giảm tải các môn học trùng nhau. Tuy nhiên, thực tế học sinh vẫn phải học đủ các môn học như tất cả học sinh khác (12 môn, từ môn Tin học). Học sinh cũng phải làm các bài kiểm tra, và các bài thi học kỳ giống hệt các bạn học cùng khối trong trường.

Học sinh tham gia kỳ thi tuyển vào hệ song bằng năm học 2018-2019
Học sinh tham gia kỳ thi tuyển vào hệ song bằng năm học 2018-2019 

Các trường đào tạo đơn bằng hầu hết là trường tư (trên các diễn đàn, phụ huynh gọi vui là Cam tư) như TH School (cơ sở Chùa Bộc, Hòa Lạc); trường quốc tế Anh Việt (BVIS); trường quốc tế liên cấp Việt Úc; Trường quốc tế Liên hợp quốc (UNIS Hanoi)… Học sinh học hoàn toàn chương trình Cambridge có kết hợp dạy tiếng Việt và Lịch sử, Địa lý Việt Nam.

Về chương trình học Cambridge

Học sinh học chương trình IGCSE trong các trường công lập hiện chỉ học 4 môn học bằng ngôn ngữ Tiếng Anh gồm: Toán (math); ICT (Information and Communications Technology); Global Perspective; Khoa học (Physics, Chemistry and Biology). Với học sinh khối THPT học chương trình A Level có thêm môn Bussiness (Kinh doanh). Tuy nhiên, việc lựa chọn học tổ hợp A Level của học sinh không nhiều (chỉ có 4 môn để chọn – Toán, Lý, Hóa, Kinh doanh).

Học sinh học đơn bằng ở các trường tư có đào tạo chương trình Cambridge có sự lựa chọn rộng hơn. Chẳng hạn như TH School, tổ hợp môn học để học sinh lựa chọn học A Level rất đa dạng như Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Kinh doanh, Du lịch và Lữ hành , ICT v.vv.   Tổ hợp các môn cho học sinh lựa chọn được mở rộng và thay đổi hàng năm - tùy theo nhu cầu học của học sinh và theo xu hướng đào tạo của các trường đại học. Đây là một lợi thế không nhỏ của khối các trường quốc tế hay dạy đơn bằng quốc tế như TH School.  Hoc sinh có thể lựa chọn các nhóm chuyên ngành khác như Nghệ thuật, Kịch nghệ, Âm nhạc, Media, Tâm lý học, Ngôn ngữ thứ hai… theo yêu cầu của khối các trường đại học mà mình muốn ứng tuyển.

Một tiết thực hành hóa học trong Chương trình A Level Cambridge tại TH School, cơ sở Chùa Bộc (Hà Nội)
Một tiết thực hành hóa học trong Chương trình A Level Cambridge tại TH School, cơ sở Chùa Bộc (Hà Nội) 

Về giáo viên và cơ sở vật chất.

Giáo viên dạy chương trình Cambridge tại các trường công không phải là giáo viên cơ hữu mà là giáo viên bản ngữ được thuê qua bên thứ 3 (rất ít giáo viên Việt Nam có thể dạy IGCSE, A Level). Chẳng hạn trường THCS Cầu Giấy sử dụng giáo viên của đối tác liên kết thực hiện giảng dạy chương trình song bằng là Công ty TNHH Tư vấn và Định hướng Giáo dục Việt Nam (VEC) và trong website nhà trường cũng chỉ giới thiệu 3 giáo viên.

Đào tạo IGCSE và A Level đặc biệt coi trọng thí nghiệm và thực hành (chiếm 30% -40% thời lượng dạy học) nên hệ thống phòng thí nghiệm và các studio chuyên ngành rất quan trọng. Hiện hệ thống phòng thí nghiệm của các trường đang thí điểm song bằng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn Cambridge, một số trường phải thuê phòng thí nghiệm bên ngoài.

Giáo viên dạy IGCSE, A Level ở các trường tư là giáo viên cơ hữu, có bằng cấp quốc tế ở môn chuyên ngành và đạt chuẩn Cambridge. Các trường cũng đầu tư rất lớn cho hệ thống phòng thí nghiệm và các môn học năng khiếu. Trong đó TH School có hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn Cambridge và được lựa chọn là trung tâm khảo thí ở khu vực Hà Nội cho các thí sinh tự do thi A Level. Một số “Cam công” cũng thuê phòng thí nghiệm của TH School để cho học sinh thực hành.

Về thời lượng học/thi

Học sinh Cam công học thời lượng nửa ngày cho các môn hệ A Level. Nhiều chuyên gia e ngại với thời lượng này, học sinh học chưa đủ sâu để thực hiện bài thi A Level xuất sắc, nhất là các môn thi dạng bài luận và có nhiều dự án.  Thời lượng học một môn trong A-Level cũng gấp đôi thời lượng học môn đó ở hệ cơ bản. Bài thi A Level được đánh giá là  khó, trải dài suốt năm học đòi hỏi học sinh phải tập trung học theo chủ đề, làm dự án. Học sinh thi từ 4-5 bài thi (tùy môn), trong đó có các bài viết luận, thực hành. Nếu không tập trung học tiếng Anh và làm các nghiên cứu thì rất khó đạt điểm số A, A*

Giờ học Môn Kinh doanh tại TH School- môn học khá lạ lẫm với chương trình THPT Việt Nam- lại là môn được học sinh học A Level lựa chọn nhiều nhất.

Giờ học Môn Kinh doanh tại TH School- môn học khá lạ lẫm với chương trình THPT Việt Nam- lại là môn được học sinh học A Level lựa chọn nhiều nhất.

Với học sinh THCS, số tiết học IGCSE cũng không nhiều (khoảng 13 tiết/tuần). Nếu không cọ sát và học tiếng Anh đủ để hiểu bài giảng bằng tiếng Anh thì sẽ khó trụ lại với hệ này.

Trong khi đó, việc học đơn bằng tại các trường Cam tư thì khác, học sinh được học và cọ sát với giáo viên cả ngày. Bên cạnh đó, học sinh còn được dạy bổ sung tiếng Anh và học tiếng Anh hàng ngày để đảm bảo đủ trình độ nghe giảng, tiếp cận học thuật bằng tiếng Anh và tư duy bằng tiếng Anh.  Nhiều môn học IGCSE cần phải làm dự án (courseworks) và tính điểm trong kết quả thi của toàn khóa IGCSE. Học sinh cũng có giáo viên tư vấn về lựa chọn tổ hợp môn học A Level và các “chiến thuật” săn học bổng du học một cách bài bản.

Về học phí:

Đây là điểm mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Mức học phí để học chương trình Cambridge hiện nay tại THPT Chu Văn An là 7,5 triệu đồng/tháng. Khóa học kéo dài 24 tháng với tổng học phí khoảng 180 triệu đồng. Với cấp THCS, mức học phí khoảng 5,6 triệu đồng/tháng. Khóa học kéo dài 4 năm học ở THCS là 36 tháng.

Tuy nhiên, theo Sở GD-ĐT Hà Nội, mức học phí này chỉ nhằm chi trả lương giáo viên dạy chương trình Cambridge, phí bản quyền, tài liệu học chương trình Cambridge. Còn trang thiết bị, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm., chi trả lương giáo viên dạy các môn học của Việt Nam… đều do ngân sách của thành phố đầu tư. Ngoài ra, học sinh còn phải đóng các khoản phí, lệ phí cho các kỳ thi, nhất là kỳ thi cuối kỳ IGCSE và A Level. Nghĩa là nếu “tính đúng, tính đủ” thì chi phí khá lớn. Chưa kế đến các chi phí về học cụ và học liệu cho các môn hành cần nhiều thực hành cũng là một khoản rất lớn.  Vậy, để cắt giảm chi phí, không biết các trường “ Cam công” hay song bằng, có cắt giảm các tiết thực hành hoặc cho học sinh ‘học chay’ – thực hành trên giấy như có ý kiến phụ huynh phản ánh hay không ? Nếu vậy thì liệu chất lượng có thực đã đúng với kỳ vọng của phụ huynh khi lựa chọn chương trình Cambridge cho con.

Nếu theo học tại các trường quốc tế đang dạy chương trình này thì học phí từ 300 triệu – 500 triệu đồng/năm. Tuy nhiên chi phí này thường đã bao gồm từ A tới Z. Chẳng hạn như ở TH School, chi phí này bao gồm học phí, giáo trình, ăn ở, phí đăng ký dự thi các kỳ khảo thí của Cambridge, các chi phí chuyên gia tư vấn, tâm lý học đường…

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, chương trình học của Cambridge giúp học sinh thực hành các kỹ năng hữu ích cho việc học đại học như phân tích thông tin, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. Việc Hà Nội có cả 2 mô hình giảng dạy song bằng và đơn bằng Cam cũng là cơ hội tốt để phụ huynh chọn lựa môi trường học tập phù hợp cho con em mình và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.