Chợ Ngọc Yên Bái xưa và nay

Những mẫu đá quý đa dạng với đủ kích cỡ, màu sắc cùng với số lượng lớn khiến Yên Bái trở thành thủ phủ đá quý của Việt Nam
Những mẫu đá quý đa dạng với đủ kích cỡ, màu sắc cùng với số lượng lớn khiến Yên Bái trở thành thủ phủ đá quý của Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhắc đến tỉnh Yên Bái, người ta thường nhớ về những địa điểm du lịch với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình của hồ Thác Bà, của núi rừng huyện Mù Cang Chải; nhớ về nét văn hóa ẩm thực độc đáo với thịt trâu gác bếp, cơm lam, rượu táo mèo, bánh chưng đen Mường Lò, cốm nếp Tú Lệ… nhưng có lẽ nhiều du khách phương xa ấn tượng về Yên Bái nhiều hơn với địa danh “đất ngọc” – một trong hai thủ phủ của đá quý bên cạnh Nghệ An.

Độc đáo chợ đá quý nơi đất Ngọc

Yên Bái từ lâu đã được mệnh danh là “vùng đất nằm trên đá quý”, nơi đây có nhiều mỏ đá quý từ Ruby, Sapphire cho đến Đá tôm, Thạch anh, Hổ phách, Spinen, Tuamalin, Amazonite, Granat… đá quý được tìm thấy nhiều nhất là ở huyện Yên Bình và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

Theo những trưởng bối trong nghề đá quý, ở vùng xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, bên cạnh lòng hồ Thác Bà xưa kia có chợ Ngọc. Ban đầu, người nông dân đi làm đồng, trẻ em đi chơi thường bắt gặp và nhặt được những viên đá đủ sắc màu, nhưng do chưa hiểu được giá trị của chúng nên chỉ… để chơi.

Cho đến những năm 80 của thế kỷ trước, mới phát hiện ra Yên Bái có nhiều loại đá quý, chất lượng thuộc hàng thượng thặng trên thế giới. Những viên đá có giá trị nhất Việt Nam đều được khai thác từ tỉnh Yên Bái.

Từ đó chợ Ngọc trở thành nơi người ta đổ xô về đây khai thác, buôn bán, trao đổi mặt hàng xa xỉ này. Những người đi đào được đá quý có nhu cầu muốn bán. Họ cũng tự bày đá ra và ngồi bán, dần dần thành chợ hoạt động đông đúc, náo nhiệt.

Điều đặc biệt và cũng là khác biệt ở chợ Ngọc so với các chợ khác đó là, cảnh mua bán diễn ra khá nhẹ nhàng chứ không hề "chợ búa" chút nào. Không hề có cảnh tranh giành hay cãi cọ để giữ khách.

Từ người mua đến kẻ bán đều khá nhẹ nhàng, thoải mái. Các sản phẩm được bày biện gọn gàng, công khai ngay trên mặt bàn. Tại đây, khách mua có thể thoải mái chạm vào đá quý để xem xét, mặc cả; không thích có thể sang hàng bên cạnh mua mà không sợ bị người bán càu nhàu.

Phần lớn những người mua bán ở chợ đã nằm lòng về nhau mấy mươi năm nay, giữa họ không chỉ có tình “làm ăn” mà còn là tình thân, nên chuyện giành giật khách là tối kỵ.

Gìn giữ và vang danh

Có thăng ắt có trầm, thời đỉnh lưu của đá quý Yên Bái không còn tiếng vang như xưa, những đại gia đá đỏ một thời cũng thưa dần do nguồn đá quý bị khai thác cạn kiệt. Sức hút của phiên chợ Ngọc độc đáo cũng giảm đi.

“Thời hoàng kim của chợ đá quý cách đây đã lâu rồi, hồi những năm 90 thế kỷ trước, mỗi phiên chợ đá hồi đó tập trung hàng trăm người mua bán tấp nập. Lúc ấy nhiều người đi chợ giắt lưng hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Bây giờ thì ‘cơn bão đá đỏ’ đã đi qua”. Chủ một tiệm cơm bình dân gần một khu chợ đá quý tại Yên Bái cho biết.

Những năm gần đây, việc kinh doanh, mua bán đá quý được nâng tầm hơn. Hiện nay, chợ đá quý Lục Yên được UBND thị trấn Lục Yên quy hoạch và xây dựng thành một khu khang trang, rộng rãi nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Yên Thế rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi, mua bán đá quý của người dân và du khách khi đến với Lục Yên.

Bên cạnh việc giữ gìn chợ ngọc Lục Yên, tỉnh Yên bái còn xuất hiện nhiều thương nhân và doanh nghiệp kinh doanh đá quý ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Không chỉ tại Lục Yên - thủ phủ của đá quý, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng xuất hiện những điểm kinh doanh đá quý, kinh doanh ngọc. Doanh nhân đất Ngọc còn đưa sản phẩm của "chợ Ngọc Yên Bái" ra thị trường quốc tế với những viên ngọc được đánh giá là "siêu phẩm". Đây là một cách để "hồn ngọc Yên Bái" được giữ gìn và vang danh!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) - Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định của UBND thành phố công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Keo năm 2024.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.
(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024
(PLVN) - Sáng ngày 8/5/2024 (tức ngày 1/4 âm lịch), Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024 được khai mạc long trọng tại đền Đồng Xâm - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ khai mạc thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.