Chìm phà, ít nhất 193 người thiệt mạng

Ít nhất 193 người đã thiệt mạng trong vụ đắm phà xảy ra trong đêm 9 rạng sáng 10/9 ở khu vực quần đảo Zanzibar (Tanzania) thuộc Ấn Độ Dương.

Ít nhất 193 người đã thiệt mạng trong vụ đắm phà xảy ra trong đêm 9 rạng sáng 10/9 ở khu vực quần đảo Zanzibar (Tanzania) thuộc Ấn Độ Dương.

Lực lượng cứu hộ đưa một người sống sót tới bệnh viện. Ảnh: AFP
Lực lượng cứu hộ đưa một người sống sót tới bệnh viện. Ảnh: AFP

Tối qua, khi lực lượng cứu hộ ngừng công việc tìm kiếm các nạn nhân vì trời tối, Mohammed Aboud – quan chức cấp cao phụ trách các tình huống khẩn cấp của Cộng hòa Tanzania tuyên bố số người chết trong vụ tai nạn này cao hơn báo cáo trước đó, lên tới 193 người.

Tuy nhiên, con số mới 193 người cũng chỉ là dự kiến. Điều đó khiến cho vụ đắm phà này trở thành vụ đắm phà đẫm máu nhất tại châu Phi trong suốt 10 năm qua.

“Đó là một thảm kịch lớn đối với người dân Zanzibar nói riêng và người Tanzania nói chung”, Tổng thống Tanzania Jakaya Kitwete tuyên bố. Người đứng đầu nhà nước Tanzania tuyên bố để quốc tang 3 ngày từ hôm nay (11/9).

Theo ông Mohammed Aboud, lực lượng cứu hộ đã cứu thành công 612 người vào hôm qua.

Các con số này cho thấy, chiếc phà chở quá nhiều người và theo chính quyền Zanzibar đó là nguyên nhân của thảm họa. Đây là chiếc phà nối giữa Unguja và Pemba, hai đảo chính của quần đảo Zanzibar.

Thường chiếc phà chở khoảng 600 người. Tuy nhiên, số người chính xác có mặt trên chiếc phà thường xuyên khó xác định do thiếu hệ thống đăng ký hành khách.

Theo phóng viên AFP có mặt tại hiện trường, không có người nước ngoài nào có mặt trong số những người thiệt mạng và những người được cứu sống.

Chiếc phà bị đắm được đa số người dân của quần đảo Zanzibar lựa chọn, trong đó có nhiều người dân đảo Pemba vì họ muốn trở về nhà sau những kỳ nghỉ hè và khi tháng Ramadan kết thúc.

Hiện chưa biết rõ nguyên nhân nào khiến chiếc phà bị đắm, nhưng chính quyền địa phương nhanh chóng cho rằng đó là do phương tiện đường thủy này chở quá tải. Theo ông Aboud, chiếc phà này còn chở một lượng hàng lớn, đặc biệt là gạo.

“Đó không phải là một vụ tai nạn, đó là do lỗi của những người không ngăn chiếc phà lại”, một người sống sót 50 tuổi nói. “Người ta còn nói với chúng tôi là “mọi thứ đều ổn” khi chúng tôi đề nghị có áo phao cứu hộ, và khi sự việc ngược lại thì đã quá muộn với nhiều người”, ông này cho biết.

“Thật khủng khiếp, mọi người kêu gào trong bóng đêm”, một em bé 7 tuổi sống sót tên là Aisha Mohammed nói. “Cháu đã không tìm thấy mẹ cháu, cháu đã lạc mất mẹ khi hai mẹ con cháu rơi xuống nước”, bé nói thêm.

Khi nói rằng đây là một “thảm kịch quốc gia”, người đứng đầu Zanzibar Ali Mohamed Shein khẳng định rằng chính quyền sẽ làm tất cả những gì có thể để cứu các nạn nhân.

Hôm qua, chính quyền Zanzibar đã huy động nhiều đội cứu hộ thuộc lực lượng hải quân và cảnh sát tới hiện trường. Nhiều máy bay trực thăng cũng được huy động tham gia cứu hộ.

Tuy nhiên, Ali Shante – một thợ lặn trong nhóm cứu hộ – tuyên bố rằng, những người cứu nạn đã mất khoảng 5 giờ mới tới được hiện trường.

Chiếc phà MV Spice Islander đã xuất phát lúc 21h00 (tức khoảng 18h GMT) ngày 9/9 từ đảo Unguja và bị đắm khoảng từ 4 - 5 giờ sau đó.

Q.M (theo AFP)

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.