Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Chiến lược giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL của Long An

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được phát biểu tại buổi họp báo cung cấp thông tin về Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XI.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được phát biểu tại buổi họp báo cung cấp thông tin về Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XI.
(PLVN) - Long An không chỉ là cửa ngõ và điểm giao thoa giữa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là cửa ngõ giao thương với Campuchia và Tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng, bổ sung chức năng đô thị cho TP HCM đang ngày một lớn mạnh.

Đầu tư đồng bộ, phát triển đồng đều

Trong nhiệm kỳ qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng bộ Long An đạt nhiều kết quả quan trọng. Phát huy dân chủ, thực hiện tốt công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội. Nhiều chỉ tiêu của Nghị quyết đạt và vượt. Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội ngày càng hoàn thiện, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Công tác quốc phòng - an ninh - nội chính được tăng cường, hoạt động đối ngoại mở rộng, đa dạng. 

Phát triển về kinh tế tiếp tục là điểm sáng với mức tăng trưởng nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng cao, là động lực của sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt khoảng 9,11%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét, đúng định hướng (cơ cấu kinh tế 3 khu vực I, II, III năm 2020 lần lượt là 15,3% - 52,1% - 32,6%). GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 77 triệu đồng, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 1,98%/năm. Công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 14,9%/năm, đóng vai trò động lực phát triển. 

Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quan tâm, đôn đốc thực hiện, thường xuyên đối thoại doanh nghiệp, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài đạt khá. Môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn ở nhóm "tốt” đến “rất tốt”, đặc biệt năm 2018 đứng thứ 3 cả nước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp có quy mô khá lớn, công nghệ tiên tiến hoạt động trên địa bàn tỉnh. Dịch vụ logistics được chú trọng phát triển, cảng Long An bước đầu đi vào hoạt động hiệu quả. 

Cùng với việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng văn hóa – xã hội ngày càng hoàn thiện, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực, toàn diện, quy mô phát triển giáo dục phù hợp, vững chắc. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học được tăng cường đầu tư, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới đạt 50,8%. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trình độ dân trí ở các huyện vùng sâu, vùng biên giới được nâng lên.

Công tác quốc phòng – an ninh – nội chính được tăng cường, hoạt động đối ngoại mở rộng, đa dạng tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ gắn với thế trận an ninh nhân dân được thực hiện nghiêm túc. Mối quan hệ truyền thống, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác tới các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân hai tỉnh Svay Rieng, Prey Veng (Vương quốc Campuchia) tiếp tục phát triển.

Phát huy dân chủ, thực hiện tốt công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm lãnh đạo, chú trọng chất lượng, nâng cao đạo đức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tập trung thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác học tập, quán triệt cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, chất lượng, đảm bảo theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Có thể khẳng định, những kinh nghiệm thành tựu của Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh được đúc kết, khẳng định, tạo tiền đề cho triển  khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, là động lực quan trọng để phát triển Long An nhanh, bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

Cảng quốc tế Long An - Cầu nối đưa hàng hóa ĐBSCL ra thế giới.
Cảng quốc tế Long An - Cầu nối đưa hàng hóa ĐBSCL ra thế giới. 

Xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

Đặt mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho thấy sự quyết tâm của  tỉnh Long An trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 này.

Các nhóm chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra cho giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 đạt 9,2 – 10%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 115-120 triệu đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trên GRDP đạt bình quân 30-33%... Về xã hội, tỷ lệ xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới đến năm 2025 đạt 88%; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới đến năm 2025 đạt 60%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2025 đạt 95%... Về môi trường, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đến năm 2025 đạt 65%. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 khu vực đô thị đạt 100% và khu vực nông thôn đạt 95%. Về xây dựng Đảng, phấn đấu trong nhiệm kỳ kết nạp 6.300 đảng viên. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hàng năm đạt 90%.

Để hiện thực hóa các chỉ tiêu trên, Long An đã đề ra sáu nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững với trọng tâm quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chú trọng tổ chức lại không gian phát triển một cách hợp lý, phát huy tốt nhất lợi thế liên kết, phát triển của các vùng đô thị, công nghiệp, nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Các nhiệm vụ tiếp theo lần lượt là: Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nội chính và đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo sự đồng thuận; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN; tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Song song với những nhiệm vụ trên, Long An cũng đề ra ba chương trình đột phá bổ trợ tối đa cho mục tiêu chung, bao gồm: chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá... Đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo kế hoạch, thời gian tổ chức Đại hội diễn ra từ 13 đến 16/10/2020. Tổng số đại biểu dự Đại hội là 350 đồng chí (302 đồng chí là đại biểu được bầu từ Đại hội Đảng bộ trực thuộc tỉnh và 48 đồng chí đại biểu đương nhiên). Đại hội sẽ tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; Thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI và bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 

Để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, bên cạnh sự chỉnh chu về các công tác chuẩn bị văn kiện, chuẩn bị nhân sự, tuyên truyền cổ động trang trí thì trước đó, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo mỗi Đảng bộ cấp huyện và cấp tỉnh xây dựng và hoàn thành chương trình, công trình góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đến nay đã hoàn thành nhiều chương trình, công trình quan trọng như: Hoàn thành Chương trình xây dựng và sửa chữa 1.860 căn nhà tình nghĩa, nhà thờ Mẹ Việt Nam anh hùng và xoá nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Hoàn thành đường tỉnh 830; Hoàn thành giai đoạn I và khởi công giai đoạn II Cảng quốc tế Long An; Đưa vào hoạt động bệnh viện sản nhi; Biên soạn tập sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Long An (2001 - 2015).

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.