“Chìa khóa” giúp ngành Hải quan đáp ứng được lượng việc gia tăng nhanh chóng: Kỳ 3- Sẽ xây dựng hệ thống dữ liệu hải quan mới

Cán bộ Hải quan thực thi nhiệm vụ. (Ảnh: T.C)
Cán bộ Hải quan thực thi nhiệm vụ. (Ảnh: T.C)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để phát huy những kết quả đạt được cũng như khắc phục những vướng mắc trong quá trình triển khai thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, ngành Hải quan đã đề ra loạt giải pháp đáng chú ý, trong đó sẽ nghiên cứu đầu tư, sẽ xây dựng hệ thống dữ liệu hải quan mới.

Áp dụng phương pháp quản lý theo chuỗi

Theo báo cáo trước thềm phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có nội dung về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thời gian tới, Bộ Tài chính đã xác định các giải pháp. Cụ thể, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế; bảo đảm thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan theo hướng áp dụng phương pháp quản lý theo chuỗi: Triển khai mô hình quản lý chuỗi cung ứng tích hợp theo hướng dẫn tại Khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của WCO; quản lý theo chuỗi giá trị đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, tái thiết kế hệ thống quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan làm cơ sở để xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số, Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO với mức độ số hóa và tự động hóa ngày càng cao. Triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO bảo đảm cơ quan Hải quan có thể giám sát, kiểm soát hàng hóa từ đầu vào các nguồn nguyên liệu đến khi đưa vào sản xuất, chế biến, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, triển khai hải quan xanh, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại hướng tới phát triển bền vững theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và động vật hoang dã mà Việt Nam đã ký kết, có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các giải pháp theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn…

Đặc biệt, sẽ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ((Kết nối Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata), Phân tích thông minh (BI)...) để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý rủi ro: Đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan; phân tích, đánh giá rủi ro và xác định trọng điểm để cảnh báo rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp, hiệu quả ở ba khâu trước, trong và sau thông quan.

Toàn ngành cũng cần đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số đáp ứng yêu cầu về cải cách thể chế, phù hợp với yêu cầu về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Nâng cấp hệ thống một cửa quốc gia, hệ thống một cửa ASEAN để đáp ứng được yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin phục vụ việc xử lý tự động của hệ thống hải quan số…

Sẽ xây dựng hệ thống dữ liệu mới

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua, giải đáp ý kiến của đại biểu Quốc hội về thủ tục hải quan, hệ thống xử lý dữ liệu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, nhìn chung, hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan Bộ Tài chính hết sức hiện đại, phục vụ thuận lợi cho phát triển kinh tế, thông quan, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của Hải quan đến nay lạc hậu.

“Dữ liệu lớn quá nên chúng tôi phải rút các dữ liệu khác ra chỉ phục vụ dữ liệu thông quan, còn các dữ liệu về giá, kê khai chúng tôi phải đưa ra. Bây giờ không kết nối được. Chúng tôi muốn kết nối với các doanh nghiệp hay kết nối với các đơn vị khác thì không kết nối được mà chỉ kết nối được với Cổng thông tin điện tử một cửa của Chính phủ. Ở đây đặt vấn đề phải thay thế hệ thống này”, Bộ trưởng Phớc phản ánh. Ông dẫn chứng, dữ liệu xuất nhập khẩu của chúng ta ngày một lớn, từ khi chúng ta mới có 1 tỷ USD đến bây giờ kim ngạch xuất nhập khẩu đến 732 tỷ USD, như năm vừa qua là 680 tỷ USD nên cần phải được thay thế gói dữ liệu.

Ông cho hay, trong chuyến công tác tại Nhật Bản mới đây đã có đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giải pháp tháo gỡ. Theo đó, năm 2024 là hết bảo hành của dữ liệu này và bản quyền của dữ liệu phía công ty của Nhật Bản đang giữ mà không chuyển giao cho Việt Nam thì sẽ rất khó để cải tạo dữ liệu. Bộ Tài chính đề nghị phía JICA tiếp tục kéo dài thêm cho năm 2025 và sẽ đề nghị với Chính phủ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin khác hoặc Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho một dự án dữ liệu ODA mới về công nghệ thông quan. Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin, đề nghị này được đồng tình và ủng hộ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...