Chi tiết về 50 chức danh sẽ được Quốc hội kiện toàn

Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ bầu và phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, nhân sự được giới thiệu vào các chức danh này phần lớn là tái cử.

Trong đó, khối Chủ tịch nước có 2 chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. Cả 2 chức danh này hiện là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, mới được Quốc hội khóa XIV kiện toàn tại kỳ họp 11 vào tháng 4 vừa qua.

Giảm một Phó Thủ tướng

Đối với khối Chính phủ, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, trước mắt sẽ kiện toàn 27 chức danh, gồm: Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Trong đợt kiện toàn nhân sự vừa qua, Quốc hội đã bầu và phê chuẩn 15 thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Văn Thành cùng 12 Bộ trưởng.

Lãnh đạo cấp cao bỏ phiếu kiện toàn nhân sự tại kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIV vào tháng 4 vừa qua.
Lãnh đạo cấp cao bỏ phiếu kiện toàn nhân sự tại kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIV vào tháng 4 vừa qua.

Các bộ trưởng là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh; Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong.

Hiện, có 3 Phó Thủ tướng đương nhiệm: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam. Trong đó, ông Trương Hòa Bình không tham gia Trung ương khóa XIII nên không kiện toàn.

10 Bộ trưởng, trưởng ngành đang đương nhiệm hiện nay gồm có: Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Khối Quốc hội cần 3 gương mặt mới

Khối Quốc hội có 18 chức danh gồm: Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội, 9 Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Trưởng Ban Công tác Đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.

Trong đó, lãnh đạo Quốc hội có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng 3 Phó Chủ tịch: Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải vừa được kiện toàn vào hồi tháng 4 vừa qua.

Hiện còn vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội cần kiện toàn do Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ không tham gia Trung ương khóa XIII.

Tại cuộc bầu cử vừa qua, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trúng cử và được cơ cấu vào ĐBQH chuyên trách.

Đối với các chức danh còn lại của khối Quốc hội có 5 nhân sự vừa được kiện toàn vào tháng 4 vừa qua gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Đắc Vinh; Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Có 5 chức danh là những nhân sự đương nhiệm từ khóa XIV gồm có: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình.

Ngoài ra, còn có 3 chức danh cần kiện toàn mới: Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Thượng tướng Võ Trọng Việt không tham gia Trung ương khóa XIII; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách hiện do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kiêm nhiệm; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thôi tham gia Trung ương khóa này.

Nhân sự dự kiến giới thiệu vào các vị trí này sẽ là một số ĐBQH cơ cấu chuyên trách. Trong đợt bầu cử vừa qua, có một số nhân sự địa phương và Trung ương được cơ cấu trong khối ĐBQH chuyên trách gồm có: Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường; ông Y Thanh Hà Niê Kdăm, Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương…

Ba chức danh còn lại cũng được Quốc hội kiện toàn trong kỳ họp này là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; còn Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao là ông Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương. Tổng kiểm toán đương nhiệm là ông Nguyễn Sỹ Thanh vừa được Quốc hội kiện toàn tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV.

Như vậy, sẽ có một số thay đổi nhân sự sau khi kiện toàn. Cụ thể, khối Chính phủ sẽ giảm 1 Phó Thủ tướng; khối Quốc hội có một vài gương mặt mới ở các chức danh: Phó Chủ tịch Quốc hội thay Đại tướng Đỗ Bá Tỵ; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách; Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc.

Theo chương trình dự kiến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian công tác nhân sự.

Ngày 20/7 (khai mạc kỳ họp), các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngày 21/7, các đại biểu bầu Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Sáng 22/7, Chính phủ trình Quốc hội cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 27 thành viên: Thủ tướng, 4 Phó thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Chiều 24 và 26/7, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngày 28/7, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng và thành viên Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang đến thăm và làm việc với Cục Quân y.

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc với Cục Quân y

(PLVN) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Dự buổi làm việc có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần và đại diện các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Đọc thêm

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).