Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 quy mô chưa từng có

Hôm nay (27/12), Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có. Ảnh: AP
Hôm nay (27/12), Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có. Ảnh: AP
(PLVN) - Hôm nay (27/12), Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có như một phần trong nỗ lực chấm dứt đại dịch COVID-19 đang làm tê liệt các nền kinh tế và cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người trên thế giới.

Khu vực có 450 triệu dân này đã ký hợp đồng với một loạt nhà cung cấp cho hơn hai tỷ liều vắc xin và đã đặt ra mục tiêu cho tất cả người trưởng thành được tiêm chủng vào năm 2021.

Với quy mô khổng lồ của đợt tiêm chủng này nên một số quốc gia đang kêu gọi các bác sĩ đã nghỉ hưu tham gia giúp đỡ, trong khi những quốc gia khác đã nới lỏng các quy định về những người được phép tiêm vắc-xin.

Với các cuộc khảo sát chỉ ra mức độ do dự cao đối với vắc-xin ở các quốc gia từ Pháp đến Ba Lan, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia đang khuyến khích, đợt tiêm vắc-xin này là cơ hội tốt nhất để trở lại cuộc sống bình thường vào năm tới.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, điều phối chương trình, cho biết trong một tweet: “Chúng tôi đang bắt đầu lật sang trang của một năm khó khăn. Tiêm phòng là cách lâu dài để thoát khỏi đại dịch."

Sau khi các Chính phủ châu Âu bị chỉ trích vì không hợp tác cùng nhau để chống lại sự lây lan của virus corona vào đầu năm 2020 nên mục tiêu lần này là đảm bảo rằng toàn bộ khu vực có quyền tiếp cận vắc-xin bình đẳng.

Hôm 26/12, Hungary đã chính thức triển khai bằng cách bắt đầu tiêm vắc-xin do Pfizer và BioNTech phát triển cho các nhân viên tuyến đầu tại các bệnh viện ở thủ đô Budapest.

Các quốc gia bao gồm Pháp, Đức, Italy, Áo, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng hàng loạt, bắt đầu với các nhân viên y tế vào hôm nay. Bên ngoài EU, Anh, Thụy Sĩ và Serbia đã bắt đầu việc tiêm vắc-xin trong những tuần gần đây.

Một nhân viên y tế mang theo khay vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đã chuẩn bị sẵn tại Bệnh viện Trung ương Del-Pest khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, tại Budapest, Hungary. Ảnh: Reuters
Một nhân viên y tế mang theo khay vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đã chuẩn bị sẵn tại Bệnh viện Trung ương Del-Pest khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, tại Budapest, Hungary. Ảnh: Reuters

Việc phân phối vắc-xin củaPfizer-BioNTech đặt ra những thách thức khó khăn khi vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA mới và phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp khoảng -80 độ C. Pháp, nước đã nhận lô hàng vắc xin hai liều đầu tiên vào hôm 26/12 và sẽ bắt đầu tiêm vắc-xin này cho cư dân ở khu vực Paris và ở vùng Burgundy-Franche-Comte.

Trong khi đó, Đức cho biết các xe tải đang trên đường vận chuyển vắc-xin đến các viện dưỡng lão để tiến hành tiêm vào Chủ nhật (27/12). Ngoài bệnh viện và nhà các viện dưỡng lão, các phòng thể thao và trung tâm hội nghị đang bị bỏ trống do phong toả sẽ trở thành địa điểm tổ chức tiêm chủng hàng loạt.

Tại Italy, các gian hàng chăm sóc sức khỏe tạm thời sử dụng năng lượng mặt trời sẽ được dựng lên ở các quảng trường thị trấn trên khắp đất nước, thiết kế để trông giống như những bông hoa anh thảo năm cánh, biểu tượng của mùa xuân.

Tại Tây Ban Nha, các liều thuốc đang được vận chuyển bằng đường hàng không đến các lãnh thổ hải đảo của nước này và các vùng Ceuta và Melilla ở Bắc Phi. Bồ Đào Nha đang thiết lập các kho lạnh riêng biệt cho các quần đảo Azores và Madeira trên Đại Tây Dương.

Bộ trưởng Y tế Bồ Đào Nha Marta Temido nói với các phóng viên: “Một cửa sổ hy vọng đã mở ra, đừng quên rằng phía trước còn có một cuộc chiến rất khó khăn”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.