Cấp 3000 tỷ làm công trình phòng chống sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long: “Đừng để tình trạng làm trước hỏng sau”

Thi công một công trình bảo vệ bờ biển tại ĐBSCL.
Thi công một công trình bảo vệ bờ biển tại ĐBSCL.
(PLVN) - Hôm qua (27/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống sạt lở, sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020.

564 điểm sạt lở dài 834 km

Bộ trưởng NN&PTNT, ông Nguyễn Xuân Cường báo cáo, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL ngày càng phức tạp. Toàn vùng có tổng số 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km.

Ông Cường cho biết, giải pháp hai hàng cọc ly tâm phía trong thả đá hộc đã phát huy tác dụng tốt trong chống sạt lở bờ biển, nên đề nghị các địa phương đến Cà Mau, Kiên Giang tham khảo mô hình này để xem xét áp dụng, bên cạnh xây dựng kè cứng kết hợp cải tạo bãi trồng rừng ngập mặn để bảo đảm bền vững, cải tạo môi trường và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Trong vòng 10 năm gần đây, đã bố trí tổng kinh phí 16.067 tỷ đồng để xây dựng công trình phòng chống sạt lở, trong đó hai năm (2018, 2019) đã bố trí 4.039 tỷ đồng. Ông Cường cho biết đã đề xuất hỗ trợ 2.084 tỷ đồng kinh phí xây dựng công trình chống sạt lở bờ biển và 1.328 tỷ đồng chống sạt lở bờ sông. 

Về dự báo hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020, đến nay mùa mưa trên thượng nguồn sông Mekong gần kết thúc, song lượng mưa đạt trị số rất thấp và dự báo lượng mưa mùa khô năm 2019-2020 ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Do vậy, tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL thời gian tới thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Vì thế, sẽ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng nặng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi ở các cửa sông Cửu Long trong tháng 1, 2/2020. Khoảng 50.000 hộ có nguy cơ thiếu nước.

Với dự báo xâm nhập mặn năm 2019-2020, để chủ động thích ứng và giảm thiểu tối đa thiệt hại, diện tích dự kiến canh tác giảm 50.000ha còn khoảng 1,55 triệu ha lúa Đông Xuân.

Ông Cường đề nghị các địa phương ưu tiên sử dụng các giống chất lượng cao, ngắn ngày, nhóm giống chịu mặn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Cho ý kiến về vấn đề phòng chống sạt lở tại ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng đa phần các giải pháp hiện nay là mang tính tình thế, đề nghị các bộ, ngành liên quan cùng địa phương lập dự án tổng thể chống sạt lở ĐBSCL trên cơ sở quy hoạch vùng. 

Cần thay đổi tập tục xây dựng nhà cửa sát sông, biển

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, nhanh trên phạm vi toàn quốc, đe dọa sự phát triển của đất nước, nhất là vùng ĐBSCL, vựa lúa, vựa trái cây, khu vực sản xuất thủy sản lớn nhất của cả nước. 

Thủ tướng đề nghị trước hết cần tuyên truyền, vận động nhân dân, làm sao khắc phục được những phong tục, tập tục dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu, nhất là xây dựng nhà cửa sát sông, biển. 

Cần đánh giá tổng thể, căn cơ trên cơ sở quy hoạch ĐBSCL, hiện được giao cho Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng. “Từ đó, chúng ta áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ trong xử lý vấn đề sạt lở ĐBSCL chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, đừng để tình trạng làm trước hỏng sau”, Thủ tướng nói. “Đoạn nào phải dời dân cấp bách, đoạn nào làm đê mềm để trồng rừng, chỗ nào kè cứng, giảm thiểu khai thác cát các dòng sông, đặc biệt quy hoạch lại dân cư chủ động rồi tăng cường các biện pháp dự báo”.

Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu một số đề tài đối với vùng bờ biển ĐBSCL, “việc nóng bỏng của dân, chúng ta phải tập trung làm vì quỹ nghiên cứu khoa học của chúng ta rất lớn”. 

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ giải quyết hoặc kiến nghị Quốc hội giải quyết đủ vốn cho vấn đề sạt lở bờ biển, bờ sông với số vốn hơn 3.000  tỷ đồng trong 2 năm (2019, 2020) để cùng với số vốn đã giải quyết nhưng chưa giải ngân xong hỗ trợ ĐBSCL. Hiện đa phần các địa phương chưa giải ngân hết các khoản vốn được giao. 

“Trước tính mạng và tài sản của nhân dân, chúng ta phải quyết tâm hỗ trợ bằng được, bảo đảm nguồn vốn cần thiết cho ĐBSCL”, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT cùng Bộ Tài chính, NN&PTNT, TN&MT, các cơ quan liên quan sớm đề xuất về việc bố trí nguồn vốn trên. 

Về vụ Đông Xuân 2019-2020, Thủ tướng đồng ý quan điểm là phải chủ động hơn, không chủ quan khi dự báo khả năng hạn mặn thấp hơn năm 2016.

Cần tính toán diện tích lúa để chuyển sang các loại cây khác phù hợp, chuẩn bị kế hoạch rất cụ thể về khoa học-công nghệ để ứng phó với tình hình hiện nay, nhất là giống.  “Mong muốn ĐBSCL tiếp tục phát huy tinh thần, ý chí kiên cường phòng chống thiên tai, bão lũ để tiếp tục phát triển mạnh mẽ”, Thủ tướng nói.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.