“Canh tác” vô tội vạ" trên… "đất vàng" Hà Nội

Sở hữu nhiều diện tích đất vàng tại những địa điểm lý tưởng, nhiều DN không ngại ngần ký kết với đối tác để cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê công sản vô tội vạ, trái với Luật Đất đai… đang là câu chuyện khá phổ biến tại Hà Nội.

Sở hữu nhiều diện tích đất vàng tại những địa điểm lý tưởng, nhiều DN không ngại ngần ký kết với đối tác để cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê công sản vô tội vạ, trái với Luật Đất đai… đang là câu chuyện khá phổ biến tại Hà Nội.

c
Khu đất 551 Nguyễn Văn Cừ bị "băm nhỏ" cho thuê

Băm nát đất công

Có đến 55 tổ chức, cá nhân được Nhà máy xe lửa Gia Lâm cho thuê gần 60.000m2 đất trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội). Với việc được giao gần 20 ha đất phục vụ mục đích phục vụ cho hoạt động của ngành đường sắt như sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe, máy công cụ, sản xuất phục hồi phụ tùng đầu máy, toa xe, kiểm định đồng hồ áp lực và mẫu kim loại… thì trên số đất này, Nhà máy xe lửa Gia Lâm  đã “băm nát” khi liên tục có sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng, siêu thị, nhà hàng.

Cụ thể, văn phòng giao dịch của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nguyễn Văn Cừ đã lấy khu đất này làm nơi hoạt động, chưa kể các “tên tuổi” không liên quan gì đến “đường sắt” cũng được lãnh đạo nhà máy cho thuê đất để mở địa điểm như Cty Đại Cường, siêu thị Fivimart, cửa hàng Vạn Hoa, nhà hàng Hùng Oanh…

Theo tài liệu Pháp luật Việt Nam có được, trong hai năm 2002 và 2004, lãnh đạo Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã đặt bút ký hợp đồng với Cty Đại Cường, cho DN này thuê 1.400m2 đất tại địa chỉ 583 Nguyễn Văn Cừ, sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2020. Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, DN thuê đất đã phá bỏ nhà xưởng và xây dựng dãy nhà 2 tầng mái tôn, khung sắt để hoạt động.

Việc cho thuê đất nói trên, trong một văn bản mới đây của TP. Hà  Nội xác định là “trái pháp luật”. Tuy nhiên, không chỉ đến bây giờ sự việc mới vỡ lở, năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản đề nghị TCty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo Nhà máy xe lửa Gia Lâm chấm dứt ngay việc cho thuê đất trái phép trên, giữ nguyên diện tích đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng, văn bản chỉ đạo này dường như không có hiệu lực trên thực tế, bởi đến năm 2012, những địa điểm cho thuê vẫn được cho thuê trái phép.

Nằm trên hai mặt tiền của phố Láng Hạ và đường Thái Hà, Trung tâm chiếu phim quốc gia cũng “tranh thủ” thế mạnh đất vàng để cho DN ở ngoài vào đứng tên thuê mặt bằng. Ngay mặt đường Láng Hạ, đối diện với tòa tháp của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, cả tầng một sát khu điều hành của Trung tâm này biến thành siêu thị điện máy. Theo quan sát, hoạt động mua bán tại siêu thị này vẫn rầm rộ, bất chấp khán giả vào trung tâm này cần một không gian yên tĩnh để có thể xem hết từng bộ phim mới được chiếu nơi này.

Ngân sách thua thiệt

Ngoài các “địa chỉ” đất công nói trên bị phù phép, tin từ Sở TN& MT Hà Nội, cho thấy, hàng loạt DN được giao quản lý đất tại Hà Nội cũng cho thuê đất không đúng mục đích, trái với quy hoạch. Như khu đất của Nhà máy cơ khí công trình Hà Nội đang sử dụng tại phố Minh Khai,  khu đất tại Phan Đình Giót của Cty thiết bị Giáo dục I, Cty CP cầu 5 Thăng Long tại khu đất nằm ở bờ bắc sông Hồng, TCty Vàng Agribank tại cụm công nghiệp Duyên Thái, huyện Thường Tín.

Trên thực tế, cơ quan chức năng ở Hà Nội đã có nhiều biện pháp mạnh để chấn chỉnh tình trạng tài sản công là quỹ đất bị sử dụng sai mục đích; tuy nhiên, các biện pháp cứng rắn như ra quyết định thu hồi đất, có vẻ đã không thực sự là “bài học” cho nhiều DN đang xẻ thịt đất công như đã nói.

Theo thống kê của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), riêng tại Hà Nội, trong tổng số hơn 1.000 địa điểm nhà đất thuộc sở hữu nhà nước được cho hơn 800 DN, đơn vị thuê lại với tổng diện tích gần 190.000m2; trong đó, có hàng trăm trường hợp không sử dụng đúng mục đích, tự ý cho thuê lại với giá cao vượt trội.

Việc nhiều DN được giao quản lý nhà và quỹ đất tại nhiều vị trí đẹp nhưng tiến hành kinh doanh “ngoài luồng” bằng việc cho thuê lại đã đem về nguồn lợi rất lớn cho chủ sở hữu nhưng lại gây thất thoát nguồn thu rất lớn cho ngân sách. Trong khi đó, hàng năm, ngân sách nhà nước vẫn phải chi ra để đảm bảo cho công tác quản lý, nâng cấp quỹ nhà này. Bằng việc kinh doanh “ngoài luồng”, khó có thể minh bạch được nguồn tài chính thu về cho các đơn vị hàng năm trong khi số tiền trả về cho nhà nước có “đơn giá”  chỉ tính bằng trăm ngàn đồng cho mỗi tháng!.

Trả lại đúng giá trị cho mỗi tấc đất trong khối lượng công sản đang được DNNN quản lý là đòi hỏi phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

PVKT

Tin cùng chuyên mục

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Đọc thêm

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.