Canh cánh lo "ứng xử" với Di sản mang tầm thế giới

Chúng ta có nhiều di sản được thế giới công nhận. Thêm danh không có nghĩa công tác bảo tồn di sản đã làm tốt. Thế nên nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam vẫn canh cánh một nỗi lo về việc chúng ta đã và đang tiếp nhận, ứng xử như thế nào với những giá trị văn hóa từ quá khứ, về những mặt trái của danh hiệu. 

[links()]Chúng ta có nhiều di sản được thế giới công nhận. Thêm danh không có nghĩa công tác bảo tồn di sản đã làm tốt. Thế nên nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam vẫn canh cánh một nỗi lo về việc chúng ta đã và đang tiếp nhận, ứng xử như thế nào với những giá trị văn hóa từ quá khứ, về những mặt trái của danh hiệu. 

Di sản trước nguy cơ “hiện đại hóa”

Có những giá trị di sản văn hóa phi vật thể đang dần bị mai một do sự thiếu ý thức, trách nhiệm, sự hiểu biết và cái tâm bảo tồn của cộng đồng, của những nhà quản lý.  Có lẽ muốn “cứu” di sản mà giai đoạn 2012-2020, có tới 12 “ứng cử viên” phi vật thể sáng giá sẽ tiếp tục được lựa chọn cùng lúc để trình lên.

Cùng lúc xuất hiện quan ngại rằng, sẽ nảy sinh cuộc đua giữa các địa phương, khi địa phương nào cũng muốn mình là nơi sở hữu di sản. Tuy nhiên, được công nhận, tôn vinh là một chuyện nhưng gìn giữ, bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản ấy hay không lại là chuyện khác.

Di sản của ông cha ta là vô cùng quý giá và đồng hành với tất cả các thế hệ. Nhưng ai gìn giữ di sản?. Câu hỏi này tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp khi rất nhiều người nghĩ di sản là…con gà đẻ trứng vàng. Rất nhiều di sản được UNESCO công nhận đã thu hút lượng khách lớn kéo theo giá trị kinh tế.

Du lịch biến một số loại hình văn hóa thành hàng hóa đơn thuần vì mục đích kinh tế. Chủ yếu, người dân cũng như các nhà quản lý nghĩ di sản phải gắn với phát triển du lịch, phát triển du lịch phải nâng cấp di sản, có quy mô hoành tráng. Lợi nhuận kinh tế đã biến di sản bị méo mó.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia- Giám đốc Trung tâm di sản các nhà khoa học cho biết: “Lên đời” di sản hay sân khấu hóa di sản văn hóa truyền thống hiện nay đã tác động trực tiếp hủy hoại, làm sai lệch bản chất di sản, nhất là với di sản phi vật thể.

Hiện nay cũng có những nhận thức sai lệch trong vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong một bộ phận nhà quản lý văn hóa. Ví dụ di sản hát Xoan (Phú Thọ) vừa qua có sự cải biên, tạo thành một kiểu gọi là hát Xoan mới pha lẫn với hát Chèo ngay trong chương trình tôn vinh di sản này tại Phú Thọ; hàng ngàn người cùng hát Quan họ để lập kỷ lục trong Hội Lim (Bắc Ninh)...

Nhiều không gian hoạt động tại di sản văn hóa, không gian lễ hội bị phá vỡ, hoặc thu hẹp lại (đình, chùa bị phá hoại trong chiến tranh, các con đường hành lễ, các địa điểm sinh hoạt lễ hội, không gian văn hóa bị chia cắt do việc xây dựng mở mang các đô thị, khu công nghiệp…).

Thế hệ trẻ ngày càng ít quan tâm và không còn muốn sống trong những môi trường truyền thống, môi trường sống tại các đô thị hiện đại có lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với họ. Con người ngày càng muốn sống trong các điều kiện hiện đại, có đầy đủ tiện nghi hơn, vì vậy di sản văn hóa luôn đứng trước nguy cơ bị cải biến theo hướng hiện đại.

Cần phát huy Luật di sản

Hơn bao giờ hết, những cơ quan quản lý địa phương có di sản cần cố gắng ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng xâm phạm môi trường cảnh quan di tích trên phạm vi cả nước, không để di tích bị xâm phạm thêm nữa; tiếp đến từng bước giải quyết việc vi phạm không gian di tích theo trình tự ưu tiên căn cứ vào mức độ giá trị của di tích và khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước và quỹ đất để giải tỏa vi phạm.

Theo quan điểm đó, trên thực tế sẽ tùy từng di tích cụ thể để đề ra phương án phù hợp nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường di tích một cách khả thi. Đối với các di sản thế giới và các di tích cấp quốc gia đặc biệt, cần ưu tiên đầu tư kinh phí để đảm bảo có môi trường cảnh quan tốt ở cả khu vực bảo vệ và khu vực đệm của di sản.

Về mặt tình trạng bảo tồn, di sản văn hóa vật thể không chỉ chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên và xã hội từ bên ngoài, mà bản thân nó ngay sau khi ra đời/tu bổ đã bắt đầu một quá trình xuống cấp. Di sản văn hóa phi vật thể còn mong manh hơn vì bản chất của nó là luôn luôn thay đổi và phát triển. Do vậy, chúng ta phải có những cơ chế thích hợp cho việc bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ các di sản vật thể và việc ghi chép lưu trữ di sản văn hóa phi vật thể cũng phải được làm thường xuyên, định kỳ.

Đối với các loại hình nghệ thuật được xếp hạng di sản phi vật thể của nhân loại như Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hát Xoan… khi được UNESCO công nhận ngoài ý nghĩa tôn vinh còn ngầm cảnh báo về nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

Vì thế muốn bảo tồn trước hết chúng ta phải chăm lo cho những nghệ nhân - báu vật nhân văn sống- người lưu giữ và sẽ truyền dạy, phát triển di sản cho các thế hệ sau. Nếu không họ ra đi cũng có nghĩa là di sản bị thất truyền. Không chỉ có các nghệ nhân mà những người theo học, làm nhiệm vụ duy trì và phát triển di sản cũng phải có môi trường tốt để để tồn tại và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần tăng cường tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động thực hiện Lụật di sản văn hóa, để Luật đi vào cuộc sống và có hiệu lực trong thực tế, nhằm ngăn chặn việc vi phạm di sản, giữ nguyên hiện trạng của di sản, không để di sản tiếp tục bị xâm phạm, xuống cấp thêm nữa. Các di sản sẽ không thể tồn tại và sống lâu, sống khỏe nếu như không được quan tâm chăm chút thường xuyên và đúng cách.

Thùy Dương

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.