Cần xây dựng một bản ghi Quốc ca chuẩn mực trên nền tảng số để toàn dân sử dụng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước sự việc “Quốc ca bị đánh gậy bản quyền trên nền tảng số”, dưới góc độ pháp luật, luật sư đã đưa ra những kiến giải và đề xuất riêng nhằm ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn.

Trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Lào vào tối 6/12, khi theo dõi trên kênh YouTube Next Sports, công chúng không thể nghe Quốc ca Việt Nam.

Thời điểm ấy, trên màn hình trận đấu hiện dòng thông báo: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm".

Sự việc này khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng và phản ứng mạnh, cho rằng các đơn vị sở hữu bản ghi đang "lạm dụng" quyền sở hữu trí tuệ để ngăn chặn việc toàn dân được nghe Quốc ca Việt Nam.

Ngay sau đó Bộ VHTTDL đã lên tiếng khẳng định ca khúc "Tiến quân ca" là Quốc ca của Việt Nam, Bộ VHTTDL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca.

Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật.

Đại diện Bộ VHTTDL nhấn mạnh: "Bộ VHTTDL yêu cầu tất cả cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam"

Thực tế, câu chuyện này không phải xoay quanh việc “đánh gậy” hay không “đánh gậy” của đơn vị được cho là đang sở hữu bản quyền bản ghi Quốc ca. Trên mạng hiện nay có hàng ngàn bản ghi Quốc ca, của nhiều đơn vị khác nhau khai thác bản quyền. Và các đơn vị, cá nhân nếu “lấy phải” một trong các bản ghi ấy, đều có khả năng bị hạn chế sử dụng.

Chia sẻ góc nhìn về vụ việc trên cơ sở quy định về bản quyền và Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết, trên thực tế, các bản ghi Quốc ca, Quốc thiều (phần nhạc không lời của Quốc ca) tồn tại nhiều trên mạng và đang có nhiều đơn vị khai thác các bản ghi này. Có hàng trăm công ty tại Việt Nam và cả nước ngoài thu âm, đăng ký sở hữu trên các nền tảng số.

Họ bỏ tiền đầu tư phần âm nhạc, hòa âm phối khí để cho ra đời bản ghi Quốc thiều mới chất lượng kĩ thuật cao hơn và mong muốn thu lại trên sự đầu tư ấy.

“Nếu theo Luật, khó mà phân định đúng sai ở đây, bởi hành vi của các đơn vị này pháp luật không cấm. Nhưng, nếu xét ở khía cạnh cái tình, thì những vụ “Quốc ca, Quốc thiều bị đánh dấu bản quyền” sẽ gây ra phản cảm, tổn thương đến người dân cũng như đi ngược lại tinh thần của nhạc sĩ và gia đình nhạc sĩ tác giả của Quốc ca và đã hiến tặng cho Nhà nước, nhân dân.

Vì thế, tôi thiết nghĩ, để tránh các sự việc như trên tiếp tục xảy ra trong tương lai, trong khuôn khổ AFF Cup 2020 cũng như các cúp bóng đá hoặc các sự kiện khác, các đơn vị cần chuẩn bị các bản ghi Tiến quân ca có bản quyền để nộp cho ban tổ chức và sử dụng trên các nền tảng số.

Đồng thời, hiện nay với tình trạng quá nhiều đơn vị sở hữu bản quyền Quốc ca, Quốc thiều như vậy, tải trên mạng về, nếu không “dính” đơn vị này thì cũng “đụng” đơn vị kia. Nên chăng, Bộ VHTTDL cần tiến hành sản xuất một bản ghi chuẩn mực, chất lượng cao cho Quốc ca, Quốc thiều Việt Nam, được đầu tư chỉn chu về hòa âm, phối khí... để toàn dân thoải mái sử dụng.

Bản ghi ấy không chỉ giải quyết được tình trạng “loạn đánh gậy” bản quyền như hiện nay, còn có thể được toàn dân sử dụng trong niềm tự hào”, Luật sư Huỳnh Phước Hiệp chia sẻ.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.