Cần phải làm mới luật hình sự để bảo vệ người dân?

Một hành vi vi phạm có thể coi là “trọng tội” nhưng lại không xử lý được khiến người dân băn khoăn liệu pháp luật của chúng ta có… lạc hậu?

Một hành vi vi phạm có thể coi là “trọng tội” nhưng lại không xử lý được khiến người dân băn khoăn liệu pháp luật của chúng ta có… lạc hậu?

Thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc các “ngôi sao” ca nhạc, thể thao bị các “fan” quá khích tấn công cả ở trong nước lẫn khi lưu diễn ở nước ngoài. Gần đây nhất là vụ việc một nhóm người được cho là cổ động viên CLB bóng đá Hải Phòng tấn công trọng tài Minh Trí tối ngày 13/5 vừa qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, sau khi trận đấu giữa CLB Hải Phòng và CS.Đồng Tháp trên sân Cao Lãnh kết thúc lúc gần 18h ngày 13/5, một nhóm CĐV hơn 10 người của Hải Phòng tụ tập trước cổng sân để chờ trọng tài Võ Minh Trí để “xử lý” do “bất bình” với kết quả trận đấu cũng như cách trọng tài điều khiển trận đấu. 

Theo các nhân chứng, tổ trọng tài, giám sát trận đấu và cả ông Trần Duy Ly, Trưởng ban Tổ chức giải V-League đang trên đường về TP Hồ CHí Minh thì CĐV Hải Phòng đi xe bắt kịp.

Trong lúc trọng tài Trí dừng lại đi vệ sinh thì có khoảng  gần chục người nhảy xuống xe, xông tới dùng tay “đánh hội đồng” trọng tài Võ Minh Trí. Nhờ được can ngăn kịp thời nên ông Trí chỉ bị xây xước nhẹ. Hiện nay, Cơ quan điều tra đang truy tìm những người hành hung đối với Trọng tài Võ Minh Trí để xử lý. Song nhiều ý kiến cho rằng, rất khó xử lý nhóm “côn đồ” này vì hành vi đó chưa cấu thành tội phạm.

Trong khi đó, một sự kiện khác không xảy ra tại Việt Nam nhưng cũng được dư luận quan tâm đó là việc ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công vào tháng 7/2010, trong khi đang biểu diễn tại Mỹ. Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt, đã giả dạng fan hâm mộ nữ để tiếp cận ca sỹ này. Trong khoảnh khắc đưa tay đón nhận hoa từ fan “giả” này, Mr. Đàm đã bị Lý Tống xịt hơi cay vào mặt khiến anh choáng váng.

Lý Tống bị bắt ngay sau khi thực hiện hành vi tấn công ca sỹ Việt Nam. Hiện vụ án đang được Tòa án có thẩm quyền bang San Joe (Mỹ) xét xử. Lý Tống bị cáo buộc với các tội danh là chống lại lệnh bắt giữ, đột nhập trái phép, sử dụng hơi cay trái phép, hành hung người khác, tấn công có vũ khí nguy hiểm… với mức án lên tới 5 năm. Nếu vụ việc xảy ra tại Việt Nam thì liệu có quy định của pháp luật nào cho phép xử lý “fan” quá khích như Lý Tống hay không?

Chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Văn Toàn, VPLS Khánh Hưng để làm rõ cơ sở xử lý hình sự đối với những trường hợp quá khích tấn công các “sao” như trên:

Thưa ông, muốn xử lý những vụ “nghi phạm” hành hung trọng tài, ca sỹ như trên thì phải có những điều kiện nào?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì những hành vi trên thuộc nhóm tội phạm xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân. Để xử lý theo quy định của pháp luật thì phải có những điều kiện nhất định, cụ thể là phải có thương tích xảy ra. Như vụ trọng tài bị tấn công, nếu trọng tài không bị tổn hại về sức khỏe theo tỷ lệ % mà cơ quan giám định đã xác định được thì không thể truy tố những người tấn công mặc dù những hành vi tấn công này có tính côn đồ và đê hèn.

Như vậy thì kể cả trường hợp sử dụng hung khí như hơi cay để tấn công người khác cũng sẽ khó buộc tội nếu không có thương tích, thưa ông?

Đúng vậy, đây là những hành vi hành hung này là cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác. Theo quy định của pháp luật, đòi hỏi phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có tính chất côn đồ, đề hèn, dùng hung khí nguy hiểm…Bình xịt hơi cay cũng là một loại hung khí nên muốn buộc tội thì việc dùng hung khí này cũng phải gây ra thương tích thì mới có tội.

Ở nhiều quốc gia khác, những hành vi tấn công người khác chưa gây thương tích nhưng có thể vẫn bị buộc tội, phải chăng pháp luật hình sự nước ta còn “lạc hậu”, thưa ông?

Việc buộc tội phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Các nước đều tuân theo nguyên tắc “vô luật bất thành tội”, nghĩa là muốn buộc tội công dân nào đó thì phải có điều luật quy định tội danh đó. Ở nước ta chưa có quy định về tội tấn công bằng hơi cay nên không thể xử lý hành vi này ngoài tội danh cố ý gây thương tích.

Trong tư duy lập pháp, mỗi quốc gia cũng có quan điểm khác nhau. Nhiều quốc gia lấy yếu tố khách quan của hành vi phạm tội như hậu quả của hành vi làm cơ sở buộc tội nhưng nhiều quốc gia lại buộc tội căn cứ vào ý thức, thái độ chủ quan của nghi can khi thực hiện hành vi. Vì thế, một hành vi ở quốc gia này có thể có tội nhưng ở quốc gia khác thì lại không thể buộc tội.

Theo ông, chúng ta có nên “làm mới” pháp luật để có thể xử lý những hành vi tấn công nhưng chưa gây thương tích không?

Điều này liên quan nhiều đến quan điểm lập pháp của các hệ thống pháp luật. Nhưng theo tôi, một quy định của pháp luật cần xem xét đến nhiều khía cạnh, trong đó có tính khả thi của điều luật và hệ thống cơ quan thực thi. Hiện nay, trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước ta cũng tích cực nghiên cứu, học tập các ưu điểm của hệ thống pháp luật quốc tế, luật quốc gia khác. Tôi cho rằng, trong tương lai nếu thấy cần thiết thì chúng ta cũng cần làm mới các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công dân một cách hiệu quả hơn.        

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar
(PLVN) -Trong khuôn khổ tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến 1/11/2024, vào ngày 31/10/2024, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Nhà nước Qatar Ibrahim bin Ali Al Mohannadi đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.