Cần gỡ vướng trong thực tiễn công tác nuôi con nuôi

(PLVN) -Hơn 10 năm triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi, công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đã giúp nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình, song cần sớm sửa đổi, bổ sung các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn.

Thực hiện đúng trình tự, thủ tục

Trong quá trình thực hiện Luật, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi; tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thay thế phù hợp, được pháp luật bảo vệ khi việc nuôi con nuôi được đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các địa phương đều sử dụng phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử do Bộ Tư pháp cung cấp, góp phần giúp các cơ quan đăng ký hộ tịch theo dõi, thống kê số liệu nhanh, chính xác, đầy đủ thông tin theo yêu cầu, rút ngắn thời gian tra cứu...

Tại Lạng Sơn, tính đến đầu năm 2021, tỉnh đã giải quyết 434 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước, 114 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời hạn, lệ phí theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, 100% UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều đã trang bị Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch (trong đó có phân hệ đăng ký, quản lý nuôi con nuôi).

Tại Sơn La, hằng năm, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc cho, nhận con nuôi cho cán bộ tư pháp - hộ tịch trong tỉnh. Không những thế, các thủ tục hành chính liên quan đến nuôi con nuôi thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung và niêm yết công khai để người dân thuận tiện tìm hiểu, thực hiện thủ tục.

Còn ở Quảng Nam, công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết nuôi con nuôi được thực hiện tương đối chặt chẽ và thuận lợi trong các năm qua. Qua đó, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thay thế Quy chế trước đây và quy định chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả trong giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Khó áp dụng quy định “có điều kiện về kinh tế”

Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành, nhiều quy định của Luật còn khó khăn, vướng mắc, cần phải sửa đổi, bổ sung làm rõ. Đó là khó khăn vướng mắc trong việc xác định điều kiện nuôi con nuôi; khó khăn trong việc lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi; khó khăn trong việc tiến hành thủ tục lấy ý kiến đồng ý của cha, mẹ đẻ trẻ em; khó khăn trong việc không được thay đổi dân tộc của con nuôi theo dân tộc của cha mẹ nuôi…

Cụ thể, tại điểm c, khoản 1, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Tuy nhiên pháp luật hiện hành lại chưa có quy định cụ thể như thế nào là có điều kiện về kinh tế, dẫn đến gây khó khăn cho công chức Tư pháp hộ tịch trong việc đánh giá, xác định điều kiện của cha mẹ nuôi.

Ngoài ra, tồn tại một số trường hợp không tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi và có mục đích muốn hợp thức hóa thủ tục để biến con nuôi thành con đẻ nhưng không được cơ quan thẩm quyền giải quyết nên kéo dài thời gian đăng ký khai sinh cho trẻ, gây khó khăn cho công tác quản lý, dẫn đến những rắc rối sau này khi giải quyết cấp các loại giấy tờ về Bảo hiểm y tế, thủ tục nhập học và được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp khác của trẻ...

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi, cần phải tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi, quy định cụ thể hơn các tiêu chí của người nhận nuôi con nuôi; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ năng giải quyết hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi, trong đó chú trọng hướng dẫn kỹ năng xác minh, lấy ý kiến trong quy trình giải quyết đăng ký việc nuôi con nuôi.

Qua đó nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho công chức tư pháp hộ tịch khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi. Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo thực hiện giải quyết nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở đó, các cơ quan có liên quan cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng thời hạn theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi ngày một tốt hơn…

Đọc thêm

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konard Adenauer Stiftung (KAS), ngày 17/5, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL) giai đoạn 2025-2030”.

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.