Cần chỉ đích danh lãng phí

Đánh giá báo cáo của Chính phủ tương đối đầy đủ về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên 6 lĩnh vực lớn nhưng Chủ tịch Hội đồng dân tộc K’So Phước vẫn muốn biết "lãng phí hết bao nhiêu?”. Theo báo cáo thì còn tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất đai. Ông K’ So Phước nhấn mạnh “cần chỉ đích danh cơ quan nào, ngành nào, tỉnh nào còn lãng phí về đất đai thì quản lý nhà nước mới có tác dụng thực sự”.

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2013 mặc dù được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên theo Chính phủ và Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội thì “tình trạng lãng phí, chưa tiết kiệm vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau”. Chiều qua 19/9, UBTVQH đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật THTK, CLP năm 2013 và dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật THTK,CLP (sửa đổi).

Lãng phí còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực

Thẩm tra sơ bộ việc thực hiện Luật THTK, CLP năm 2013, Ủy ban Tài chính ngân sách cho biết:Việc quản lý, sử dụng vốn, kinh phí và tài sản nhà nước có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Trong sử dụng NSNN đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm kinh phí, hạn chế tối đa việc tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ khởi công, khánh thành…

Ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên tạo nguồn cải cách tiền lương, các bộ, ngành, địa phương còn thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013, với số tiền khoảng 3.080 tỷ đồng. Các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện rà soát, tái cơ cấu các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện các dự án đầu tư và tiến độ giải ngân, tập trung vốn cho các dự án thực sự cần thiết, cấp bách, nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN, vốn trái phiếu chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính ngân sách cũng đồng tình với nhận định của Chính phủ “tình trạng lãng phí, chưa tiết kiệm vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau”.

Ngoài ra, Ủy ban còn cho rằng “còn một số hạn chế, tồn tại mà Báo cáo của Chính phủ chưa nêu đầy đủ, cụ thể và chưa làm rõ nguyên nhân”. Đơn cử,  trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, khả năng thu NSNN không đạt dự toán nhưng tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế lớn và tăng cao đột biến ở một số địa phương ; chi NSNN còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm có lúc, có nơi còn để xảy ra lãng phí.

Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều chuyển biến, song lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là điểm đáng chú ý, tình trạng phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn, khởi công mới, bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn nhưng chưa được xử lý, khắc phục triệt để, gây lãng phí còn diễn ra ở một số địa phương. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, đất đai vẫn còn những yếu kém, lãng phí, nhất là tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản vẫn diễn ra ở nhiều nơi, làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên...

Một trong nhiều nguyên nhân của những hạn chế, theo Ủy ban Tài chính ngân sách là Luật THTK, CLP hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập.

Cần có cơ chế kiểm soát

Đánh giá báo cáo của Chính phủ tương đối đầy đủ về tình hình THTK, CLP trên 6 lĩnh vực lớn nhưng Chủ tịch Hội đồng dân tộc K’So Phước vẫn muốn biết "lãng phí hết bao nhiêu?”. Theo báo cáo thì còn tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất đai. Ông K’ So Phước nhấn mạnh “cần chỉ đích danh cơ quan nào, ngành nào, tỉnh nào còn lãng phí về đất đai thì quản lý nhà nước mới có tác dụng thực sự”.

Đề cập đến việc lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, ông K’So Phước chỉ ra thực trạng rất đáng buồn là khi đất nước còn nghèo mà có những tỉnh “xây trụ sở như cung điện”. Từ đó, ông đề nghị “phải kiểm điểm nghiêm túc, có cơ chế kiểm soát và công bố công khai cho cả nước biết”.

Giải trình thêm một số vấn đề các Ủy viên UBTVQH quan tâm, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong điều kiện kinh tế như hiện nay, việc thu ngân sách nhà nước là rất khó. Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Tài chính và địa phương đã rất quyết liệt. Bộ trưởng thừa nhận “có tình trạng trốn thuế, lậu thuế”, và Bộ Tài chính đã chỉ đạo các ngành chức năng một số địa phương kiểm tra việc hoàn thuế GTGT, đồng thời  đồng thời rà soát các quy định về hóa đơn chứng từ liên quan đến thuế GTGT. Bên cạnh đó, các DN nợ đọng, chậm nộp sẽ bị phạt nặng.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Chính phủ cần có phân tích sâu sắc hơn đến những hạn chế tồn tại, trong đó có hay không việc xây dựng trụ sở to đẹp, lãng phí, mua sắm lãng phí. “Những vấn đề này cần công khai để nâng cao chức năng giám sát của Quốc hội, người dân”. Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

Thu Hằng 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đọc thêm

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 4: Tiến độ Dự án điện hạt nhân sẽ được đẩy nhanh hơn với các cơ chế, chính sách đặc biệt

Phối cảnh Dự án ĐHN Ninh Thuận. (ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai các công việc cụ thể để đẩy nhanh thực hiện Dự án, nhằm đáp ứng tiến độ lãnh đạo Chính phủ đã giao. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long về vấn đề này.

Xét duyệt đặc xá 2025: Bảo đảm chặt chẽ, nhân đạo, đúng pháp luật

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 24/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 để xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khối diễu hành đặc biệt trong đại lễ 30/4

Khối diễu hành đặc biệt trong đại lễ 30/4
(PLVN) - Trong khối diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có một khối rất đặc biệt. Toàn bộ 350 người của khối này ngồi trên 7 chiếc xe buýt 2 tầng được trang trí bằng hình ảnh lá cờ giải phóng xanh - đỏ...