Cần cải thiện chế độ để “giữ chân” nguời tài

 Đó là đề xuất của nhiều đại biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ 2010 do Bộ Tư pháp tổ chức hôm qua - 11/11.

Đó là đề xuất của nhiều đại biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ 2010 do Bộ Tư pháp tổ chức hôm qua - 11/11.

Kiện toàn từ trung ương đến cơ sở

Báo cáo kết quả công tác tổ chức cán bộ năm 2010 và giai đoạn 2007 -2010 của Bộ Tư pháp cho biết: từ trung ương đến cơ sở, đội ngũ cán bộ tư pháp đã cơ bản được kiện toàn. Đến nay, Bộ đã có 20 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 8 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; hầu hết các đơn vị thuộc Bộ đã thành lập các phòng nghiệp vụ.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị

Trước yêu cầu cấp bách về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Tư pháp cơ sở, đặc biệt là cán bộ Tư pháp xã vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số, Trường Trung cấp luật Buôn Ma Thuột  (Đắc Lắc), trường trung cấp luật Vị Thanh (Hậu Giang) đã ra đời.

Ở địa phương, sau khi Thông tư liên tịch 01 đuợc ban hành, 63/63 tỉnh, thành phố đã có đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế được phê duyệt. Tính đến 1/2010 tổng số cán bộ của Sở Tư pháp có 3530 người, tăng 17% so với 2005, trong đó 75% cán bộ có trình độ cử nhân luật trở lên. Bên cạnh việc kiện toàn các đơn vị sự nghiệp tổ chức bộ máy nhiều Sở Tư pháp đã được kiện toàn theo hướng chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực.

Đối với Tư pháp cấp huyện, cũng theo thống kê, bình quân mỗi phòng tư pháp có 4 cán bộ, so với giai đoạn trước 2005 tăng trên 12%. Ở cấp xã, cả nước đã có gần 13 ngàn công chức Tư pháp - hộ tịch; nhiều xã, phường, thị trấn đã bố trí 2 công chức Tư pháp - hộ tịch như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắc Lắc, Thanh Hoá…

Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận số lượng cán bộ, công chức nói chung còn mỏng; hầu hết các cơ quan Tư pháp các cấp đều đang quá tải về công việc; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; cơ cấu còn bất cập, thiếu công chức ở các ngạch bậc cao.

Phân bổ cán bộ chưa hợp lý

Nhìn lại một nhiệm kỳ công tác tổ chức cán bộ, các đại biểu tham dự Hội nghị đều đánh giá cao những phát triển vượt bậc trong kiện toàn bộ máy cơ quan tư pháp những năm qua, cùng đó là đóng góp và đưa ra nhiều kế sách cho sự phát triển của ngành những năm tới.

Bà Tạ Thị Minh Lý, Cục Trưởng Cục Trợ giúp pháp lý đề nghị Bộ xem lại tính hợp lý trong cơ cấu tổ chức cán bộ, nhất là tại các vùng núi, sâu, xa. Theo bà Lý, ở những nơi đô thị, tập trung đông dân cư việc bố trí nhiều cán bộ tư pháp là đương nhiên, song với những vùng khó khăn, từ huyện xuống xã đi mất cả ngày đường thì cũng cần phải bố trí cán bộ nhiều hơn.

Đề cập đến chất lượng đội  ngũ cán bộ Tư pháp, bà Lý mạnh dạn: Đã đến lúc Bộ cần đề xuất với Chính phủ về việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các cán bộ quản lý. “Có thể chia ra từng loại đối tượng, theo các mức thời gian 3 tháng, 6 tháng hay một năm. Và phải quy định đây là điều kiện bắt buộc để bổ nhiệm”, bà Lý đề nghị.

Cũng cho rằng, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật là cần thiết, nhưng Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp - Trần Thất lại “khoanh” phạm vi trong các đối tượng là lãnh đạo quản lý trong ngành Tư pháp. “Ít ra cán bộ lãnh đạo cấp Phòng thuộc Sở, lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng nghiệp vụ, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ phải qua lớp này”. Ông Thất đề xuất, “Tiến tới phải thi tuyển lãnh đạo cấp phòng để chọn người.”

Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Lê Hồng Sơn lại chỉ ra một bất cập khác, đó là chế độ đãi ngộ với cán bộ công chức ngành tư pháp. “Chúng ta hiện đang có những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, giỏi về chuyên môn nhưng lại đang có những biểu hiện “lệch chuẩn”. Ông Sơn nói và đề nghị, “phải nghiên cứu để tính toán lại chế độ làm sao “mời được người giỏi, giữ chân người tài”

Chung nhận định, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ Tư pháp Đỗ Hoàng Yến gay gắt chuyện trong khi yêu cầu về đội ngũ cán bộ ta rất cao song chế độ đãi ngộ thì bất hợp lý. “Đã đến lúc cần mạnh dạn hơn trong đề xuất để đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ tư pháp”, bà Yến nói.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đánh giá cao những kết quả trong công tác tổ chức cán bộ của ngành năm qua. Theo đó, công tác này đã “tiếp tục được quan tâm, thực hiện bài bản, toàn diện hơn, đã gắn với các Nghị quyết của Đảng, gắn hơn với tình hình phát triển Kinh tế xã hội của đất nước, một số lĩnh vực đã đi vào chiều sâu.”

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém của ngành, đó là xây dựng ngành chưa đồng bộ, đang còn nghiêng về chiều rộng mà chưa quan tâm đúng mức đến bề sâu, sự kết nối giữa các lĩnh vực; số lượng biên chế chưa tương xứng chức năng nhiệm vụ. Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu, công tác tổ chức cán bộ những năm tới phải “có những giải pháp mang tính đột phá”. Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Phải quyết tâm xây dựng chiến lược phát triển ngành và các lĩnh vực mà ngành quản lý”.

Bình An

Đọc thêm

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.

Trong năm 2025 sẽ vận hành cơ sở dữ liệu công chứng

Trong năm 2025 sẽ vận hành cơ sở dữ liệu công chứng
(PLVN) -  Sáng 22/4, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì buổi làm việc với Cục Bổ trợ Tư pháp về cơ sở dữ liệu (CSDL) công chứng điện tử. Thứ trưởng yêu cầu trong năm 2025 phải hoàn thiện s và đưa vào vận hành CSDL công chứng.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Chiều 21/4, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lý Đạo Quân, Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây.

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng pháp luật phải có luận cứ chặt chẽ, cụ thể

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với đơn vị về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật. Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Quy định chủ thể ban hành văn bản trong Trung tâm tài chính quốc tế: Cần phản ứng linh hoạt, kịp thời khi thị trường tài chính thế giới thay đổi

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của QH Lê Thị Nga.
(PLVN) - Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề áp dụng pháp luật tại TTTCQT.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.