Cán bộ 4.0 trong Chính phủ 4.0

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
(PLVN) - Để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, bên cạnh yếu tố công nghệ, thể chế… việc hoàn thiện Chính phủ điện tử (CPĐT) trong cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 không thể không nhắc tới yếu tố con người.

Cuộc cách mạng thay đổi tư duy, hành động

Nhận thức rõ tầm quan trọng này, Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư do Bộ Chính trị vừa ban hành đã nhấn mạnh đến việc “đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức”. Đó cũng là chủ trương đầu tiên trong 8 chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ 4 mà Bộ Chính trị đề ra. 

Khi nhắc đến chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị yêu cầu phải “xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước...”. 

Thách thức trong bảo mật và an toàn thông tin 

Cùng với xây dựng CPĐT, chính quyền điện tử, Thủ tướng cũng nhấn mạnh vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối.

Tại Thông báo số 338/TB-VPCP ngày 24/9/2019 của VPCP, Thủ tướng yêu cầu các Bộ Công an, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin CPĐT.

Giám sát nghiêm ngặt các DN cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin về vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng; không được để lộ, lọt dữ liệu, bí mật nhà nước...

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Sự ra đời và đưa vào hoạt động Trục liên thông văn bản Quốc gia cũng như Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) đã thể hiện quyết tâm của một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN). 

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, việc sử dụng Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm mỗi năm 1.200 tỷ đồng. Trong đó, có 154 tỷ tiền giấy mực, 575 tỷ tiền bưu chính và chi phí thời gian 576 tỷ. “Đây là một bước đột phá mạnh mẽ vào tư duy giấy tờ, quan liêu kiểu cũ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của CPĐT”, ông Dũng nhấn mạnh.

Chỉ hơn 3 tháng kể từ ngày khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, ngày 24/6/2019, hệ thống e-Cabinet chính thức được khai trương và đưa vào hoạt động với mục tiêu tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, giảm thời gian, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý công việc.

Phát biểu tại Lễ khai trương hệ thống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc xây dựng CPĐT là xu thế tất yếu, không ngoại trừ quốc gia nào, đồng thời nêu rõ: “Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet”. 

Phải có đội ngũ đủ sẵn sàng

Dù quyết tâm cao, hành động quyết liệt, tuy nhiên thực hiện CPĐT không phải không có vướng mắc, bất cập. Đó là vẫn thiếu hành lang pháp lý để quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu; nhiều ứng dụng CNTT còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương...

“Chuyển sang một phương thức làm việc mới thì bao giờ cũng có nhiều điểm bỡ ngỡ, có khi còn e ngại và thấy khó khăn… Tuy nhiên, chúng ta phải quyết tâm làm cho được CPĐT”, Thủ tướng nói.

Các địa phương đã bắt đầu triển khai nền tảng chính quyền điện tử

Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP), việc triển khai CPĐT đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Các địa phương đã bắt đầu triển khai nền tảng chính quyền điện tử, hoàn thành việc kết nối với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo hướng dẫn của VPCP để triển khai gửi, nhận văn bản điện tử.

Từ ngày 12/3 - 20/8/2019, đã có hơn 86.000 văn bản gửi và hơn 263.000 văn bản nhận qua trục liên thông. Đáng chú ý, hầu hết trong số 353 thủ tục hành chính đã được các địa phương triển khai cung cấp trực tuyến theo quyết định của Thủ tướng, 91 thủ tục đang được các địa phương triển khai…

Một số địa phương có số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 khá cao.

Đưa ra thông điệp này, Thủ tướng muốn các thành viên Chính phủ cũng như lãnh đạo các cơ quan chính quyền các cấp cần quán triệt tinh thần tiên phong, quyết liệt nhập cuộc, đổi mới mạnh mẽ. Điều đó cũng có nghĩa, muốn có Chính phủ 4.0  thì không thể thiếu cán bộ 4.0. Bản thân mỗi cán bộ phải không ngừng học hỏi và tự đổi mới chính mình để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 

Điều này một lần nữa được Nghị quyết 52 yêu cầu cụ thể: “Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp”.

Đặc biệt, thời gian gần đây, trong các cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về triển khai CPĐT và cải cách thủ tục hành chính, ông Dũng đã nhiều lần nhắc nhở khi không ít cán bộ, công chức vẫn còn muốn giữ thói quen làm việc giấy tờ và đưa ra nhiều lý do để chần chừ trong ứng dụng CNTT. Chính vì thế ông Dũng cho rằng, cải cách đầu tiên phải thay đổi là tư duy, nhận thức của mỗi cán bộ, công chức nhà nước.  

Mới đây, tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Ngày hôm nay chúng ta đã dự kiến là thay đổi những mô hình kinh doanh mới, ngành nghề mới, nhưng đó là ngày hôm nay; còn ngày mai, với những dự báo của chúng ta ngày hôm nay chưa chắc đã đúng. Vậy thì cuối cùng phải có con người để sẵn sàng tận dụng được các thời cơ, tránh những rủi ro và đặc biệt là để sẵn sàng thích ứng, có những giải pháp linh hoạt để thay đổi mà ngày hôm nay chúng ta không lường được”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: “Các đồng chí nói đến công nghệ  rất quan trọng, nói đến thể chế rất quyết định, nhưng con người là quyết định nhất. Cho nên chúng ta phải có một đội ngũ đủ sẵn sàng để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng chuyển giao và đi trước một số lĩnh vực”. 

“Sẽ có Luật về Chính phủ điện tử”

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư: 

Đảng ta xác định CMCN lần thứ 4 yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Đặc biệt Đảng đề nghị cần phải có cách tiếp cận  mở, sáng tạo và mạnh dạn cho làm thí điểm. Đây là một điểm hết sức mới và hết sức mạnh mẽ.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn có tư duy quản lý theo lối mòn, tức là cái gì không quản lý được thì cấm, thế thì làm gì còn đổi mới sáng tạo và nói đến cùng là không thể có CMCN 4.0. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục với tư duy như thế trong quản lý kinh tế và xã hội thì chính chúng ta sẽ đứng lại, trong khi cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tràn qua và chúng ta sẽ lại là người đến sau.

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:

Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng hiện nay là đang tập trung cho việc hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ. Chúng ta rất cần những nghị định quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu; về bảo mật thông tin cá nhân và các nghị định liên quan đến hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật An ninh mạng… Chúng ta cũng sẽ đề xuất các cơ quan có thẩm quyền để sớm có Luật về CPĐT.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.
"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).