Cải thiện chính sách, tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước.
(PLVN) -  Ngày 12/5, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

Bình Phước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đã báo cáo với Đoàn công tác về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trong thời gian qua.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I của Bình Phước ước tăng 7,6%, đứng thứ 17 cả nước. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh 4 tháng đầu năm tăng 6,02% so cùng kỳ năm 2022.

Bình Phước thu hút đầu tư trong nước được 11 dự án với số vốn là 2.732 tỷ đồng (bao gồm cấp mới và điều chỉnh vốn), đầu tư nước ngoài 9 dự án với số vốn là 69 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Bình Phước đạt 1 tỷ 200 triệu USD, tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu đạt 717 triệu USD, giảm 15,3% so cùng kỳ năm 2022. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã giao cho Bình Phước là 5.756 tỷ đồng. Tỉnh thực hiện giải ngân 4 tháng đầu năm 2023 là 1.180 tỷ đồng, đạt 15,9% so chỉ tiêu Chính phủ giao và đạt 20,5% so kế hoạch tỉnh giao…

Tỉnh Bình Phước kiến nghị với Đoàn công tác của Chính phủ 10 nhóm nội dung liên quan đến khó khăn, vướng mắc. Cụ thể: Phân bổ thêm đất phát triển công nghiệp đến năm 2030; điều chỉnh một số quy định trong luật xây dựng và luật đấu thầu; bỏ một số quy hoạch của Trung ương trên địa bàn tỉnh kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; xin ý kiến vốn đầu tư đường cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành; chính sách đất đai liên quan đến đầu tư cụm công nghiệp…

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, trong thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kinh tế hạ tầng còn nhiều khó khăn. Do đó, tỉnh cần rà soát lại các cơ chế, giải pháp để phát hiện những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bình Phước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp. Để làm được điều này cần phát triển mạnh về hạ tầng công nghiệp, cải thiện chính sách thu hút đầu tư và tạo được nguồn nhân lực tốt. Song song với đó, tỉnh cần phát triển giao thông, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường sắt kết nối vùng và khu vực...

Tây Ninh tập trung gỡ khó các dự án đầu tư trên địa bàn

Cùng ngày, tại buổi làm việc với Tây Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc báo cáo khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 4 tháng đầu năm 2023. Trong đó, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 4.086 tỷ đồng, đạt 37,2% dự toán, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2022 (gồm thu nội địa 3.608 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và thu từ xuất nhập khẩu hơn 478 tỷ đồng, giảm 14,4% so với cùng kỳ). Tổng chi ngân sách nhà nước là trên 3.801 tỷ đồng, đạt 34% dự toán, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến tháng 4/2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 374 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt gần 8.466 triệu USD và 20.902 tỷ đồng. Hiện có 289 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 134.000 lao động.

Tính đến ngày 30/4/2023, giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 1.150 tỷ đồng, đạt 28,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 25,1% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Tổng vốn đầu tư công năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ giao là trên 4.061 tỷ đồng; HĐND tỉnh giao là trên 4.579 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn gặp một số khó khăn liên quan đến thủ tục đất đai, thu hút đầu tư, công tác quy hoạch… Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh kiến nghị 8 nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để sớm tháo gỡ, hỗ trợ tỉnh có bước phát triển ổn định hơn trong năm 2023 cũng như những năm tiếp theo.

Sau ý kiến phản hồi của các bộ, ngành đối với kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho ý kiến về việc thực hiện một số dự án trọng điểm như đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài, đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và các dự án hạ tầng khác phục vụ du lịch núi Bà Đen…

Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới tỉnh Tây Ninh cần chủ động nắm bắt tình hình không để bị động, bất ngờ trong xử lý, nâng cao khả năng dự báo tác động đến sự phát triển của địa phương; phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, chủ động thích ứng, đoàn kết thống nhất để giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền, vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Chính phủ.

Tỉnh cũng cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư trên địa bàn; quan tâm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo hướng nhanh, có lợi và tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân; nắm bắt tình hình, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý tỉnh Tây Ninh phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn với kiểm tra, giám sát… Nắm chắc chính sách, pháp luật để triển khai theo đúng quy định. Đối với những quy định không còn phù hợp thì tổng hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Phải tin tưởng, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

(PLVN) - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển KTTN trình Bộ Chính trị.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia
Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam vào ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn
(PLVN) - Ngày 31/3, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.

Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí

Quang cảnh Hội nghị công bố Kết luận thanh tra. (Nguồn ảnh: dantri.com.vn)
(PLVN) - Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường, hình ảnh 2 bệnh viện to lớn, sừng sững được Nhà nước đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để cỏ mọc um tùm vì không sử dụng được trong 10 năm qua, từ lâu đã là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công.

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu căn cứ Núi Bà Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hoa trước tượng đài Chiến thắng Núi Bà.
(PLVN) - Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
(PLVN) - Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...