Cách các cơn bão được đặt tên thế nào?

Cơn bão TRAMI trên vùng biển Philippines. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
Cơn bão TRAMI trên vùng biển Philippines. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi cơn bão xuất hiện trên Trái đất đều có tên gọi. Vậy những cơn bão này do ai đặt tên và quy tắc đặt tên cho các cơn bão như thế nào?

Tên gọi của bão tuỳ thuộc vào khu vực phát sinh

Theo Tổng Cục Khí tượng Thuỷ văn, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Cụ thể, bão hình thành trên biển Đại Tây Dương gọi là Hurricanes; bão hình thành trên biển Thái Bình Dương gọi là Typhoon; bão hình thành trên biển Ấn Độ Dương gọi là Tropical Cyclones.

“Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 đến 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, người ta đã đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão” Tổng Cục KTTV cho biết.

Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà Khí tượng Lục quân và Hải quân Mỹ đã dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão. Các cơn bão ở Đông Bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 - 1960, đến năm 1978 sử dụng cả tên nữ giới và nam giới. Ở vùng Bắc Ấn Độ Dương, các cơn bão nhiệt đới không được đặt tên. Ở Tây Nam Ấn Độ Dương bão bắt đầu được đặt tên từ năm 1960. Ở vùng Australia và nam Thái Bình Dương, bão bắt đầu được đặt tên (theo tên phụ nữ) từ năm 1964, đến năm 1973 thì sử dụng cả tên nam giới.

Bão ở biển Đông được đặt tên như thế nào?

Theo Tổng Cục Khí tượng, các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, và đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên của nam giới.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới và rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực c0hâu Á-Thái Bình Dương là thành viên Uỷ ban bão của Tổ chức Khí tượng Thế giới đề xuất. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Các cơn bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ủy quyền cho Trung tâm Báo bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Danh sách các tên bão mới có hai sự khác biệt so với trước đây, thứ nhất, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn; thứ hai, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên.

Tuy nhiên, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đóng góp tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy danh sách các tên bão là không cố định và luôn có sự bổ sung.

Việt Nam đã đề cử danh sách bao nhiêu tên cơn bão với Ủy ban Bão quốc tế. Từ năm 2000, Việt Nam đã đề cử với Ủy ban Bão về tên các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương với 10 tên bão bao gồm: SonTinh (Sơn Tinh); Lekima (Lekima); Ba Vi (Ba Vì); Conson (Côn Sơn); Sơnca (Sơn Ca); Trami (Trà Mi); Halong (Hạ Long); Vamco (Vàm cỏ); Songda (Sông Đà); Saola (Sao La).

Năm 2021 Việt Nam có đề nghị đổi tên cơn bão khi bão gây thiệt hại hoặc do các nước yêu cầu đổi. Từ năm 2000 khi đề nghị đến nay đã có các thay đổi như sau: Saomai (tên cũ) được đổi tên thành Son-Tinh (Sơn Tinh tên được đổi vào năm 2008); Lekima (tên cũ) được đổi tên thành Co-May (Cỏ May tên được đổi vào năm 2021); Vamco (tên cũ) được đổi tên thành Bang-Lang (Bằng Lăng tên được đổi vào năm 2022); Conson (tên cũ) được đổi tên thành Luc-Binh (tên được đổi vào năm 2024); Saola (tên được Philippines đề nghị đổi).

Tên cơn bão do Việt Nam đề xuất đặt tên trên hệ thống Ủy ban bão và Tổ chức WMO (đến thời điểm 10/2024) Có 10 tên cơn bão bao gồm: SonTinh (Sơn Tinh); Co – May (Cỏ May); Bavi (Ba Vì); Luc – Binh (Lục Bình); Sonca (Sơn Ca); Trami (Trà Mi); Halong (Hạ Long); Bang - Lang (Bằng Lăng); Songda (Sông Đà); Saola (Sao La).

Đọc thêm

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.