Các nhà giáo thất vọng vì tỷ lệ đỗ tốt nghiêp quá cao?

GS Phạm Minh Hạc cho rằng, tỷ lệ đỗ tốt nghiêp quá cao hoàn toàn không đáng tin. Thực tế, nếu việc dạy và học trong nhà trường thực sự tích cực thì việc mỗi năm tỷ lệ tốt nghiệp tăng vài phần trăm đã là khó, nếu tăng như hiện nay thì tất yếu sẽ đem lại nhiều hoài nghi. Vấn đề là Bộ phải nhìn thẳng vào sự thật và nói đúng sự thật đó, có như vậy dư luận, người dân mới tin. Còn nói đã làm rất tốt rồi, tỷ lệ tốt nghiệp 100% thì chắc chắn không ai tin cả.

Những ngày này, việc xử lý sai phạm clip tiêu cực ở THPT Đồi Ngô ( Bắc Giang) cũng đã được công bố. Cùng với đó, những tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại khắp các tỉnh thành đã được niêm yết với tỷ lệ gần như tuyệt đối…  Nhưng thay vì vui mừng là nỗi thất vọng của chính người trong cuộc… 

Dễ dàng vượt qua kỳ thi Tốt nghiệp
Dễ dàng vượt qua kỳ thi Tốt nghiệp
Từ 0% tới tỷ lệ đỗ 100%
Xu thế chung của các tỉnh thành năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đều tăng và có những nơi xấp xỉ đạt con số tuyệt đối như Hưng Yên, Hải Phòng... 
Ỏ miền Bắc, dẫn đầu là tỉnh Ninh Bình với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và hệ giáo dục thường xuyên lần lượt là 99,9% và 99,3%.  Bắc Giang cũng đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt mức cao: 99,4 %, chỉ riêng trường THPT DL Đồi Ngô giảm gần 20% tỷ lệ đỗ tốt nghiệp so với năm 2011. Dẫn đầu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ, đạt 99,8% ở hệ trung học phổ thông và hệ giáo dục thường xuyên đạt 78,5%. Tại khu vực miền Trung, thành phố Đà Nẵng đạt tỷ lệ 99,5% và chỉ có 50 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT. Thừa Thiên - Huế có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhất từ trước đến nay với khối THPT là 99,7%, khối bổ túc THPT đạt 96,8%...
So với năm ngoái, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm nay của các địa phương đều tăng, trong đó số trường có tỷ lệ đỗ 100% cũng nhiều hơn, như Hải Phòng 41 trường; Bình Định có 32 trường trung học phổ thông và 5 trung tâm giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ 100%. Cà Mau có đến 16 trường trung học phổ thông và 2 trường thuộc hệ giáo dục thường xuyên tốt nghiệp đạt 100%.
Quảng Ngãi có 30 trường, đặc biệt, sau 5 năm, một ngôi trường năm 2007 từng mang “danh” đậu tốt nghiệp 0% tại Quảng Ngãi đã tiến bộ vượt bậc để đạt kỳ tích tốt nghiệp 100%...
Có tin được không?
Với những kết quả như trên, nhiều “người trong cuộc”, các nhà giáo đều bày tỏ sự thất vọng thay vì vui mừng. GS Nguyễn Lân Dũng chua xót gọi kết quả này là “hài hước” vì cho rằng với 6 môn thi, gần 100% học sinh đều vượt qua là điều không tưởng. 
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội cho rằng, năm 2007, khi thực hiện “Hai không”, tỷ lệ tốt nghiệp chỉ hơn 60%, năm 2011 đã tăng trở lại mức cũ trước 2007 và năm nay cao hơn năm trước. PGS Văn Như Cương nhấn mạnh nếu có tới 99% số tỉnh thành có tỷ lệ tốt nghiệp từ 95 đến 99,9% là điều nguy hiểm vì xã hội sẽ không còn tin vào những con số, tin vào kỳ thi tốt nghiệp nữa.
 GS Phạm Minh Hạc cũng cho rằng con số này hoàn toàn không đáng tin. Thực tế, nếu việc dạy và học trong nhà trường thực sự tích cực thì việc mỗi năm tỷ lệ tốt nghiệp tăng vài phần trăm đã là khó, nếu tăng như hiện nay thì tất yếu sẽ đem lại nhiều hoài nghi. Vấn đề là Bộ phải nhìn thẳng vào sự thật và nói đúng sự thật đó, có như vậy dư luận, người dân mới tin. Còn nói đã làm rất tốt rồi, tỷ lệ tốt nghiệp 100% thì chắc chắn không ai tin cả.
Tỷ lệ tốt nghiệp chỉ là kết quả cuối cùng thôi, còn trong quá trình thực hiện như thế nào thì chỉ những người thực hiện là hiểu rõ, có những chuyện họ sẽ không bao giờ công bố”. GS Hạc phân tích: “Một kỳ thi quốc gia, hàng triệu thí sinh và hàng chục nghìn giám thị. Đội ngũ lớn như vậy là rất phức tạp, chỉ xảy ra 1% vi phạm đã là hàng chục nghìn người. Con số lớn như vậy cộng với tâm lý xuê xoa, muốn có tỷ lệ tốt nghiệp cao mà giữ được trọn vẹn thì khó lắm.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn, nếu chúng ta cùng quan niệm thực học, thực nghiệp, học cho mình chứ không phải để đối phó với thi cử; nếu chúng ta có một đội ngũ thầy cô giáo tận tâm và biết làm gương thì chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chăm chỉ học tập. Việc xét lên lớp hằng năm và cuối cùng là chuyện tốt nghiệp hay phải lưu ban là do các thầy cô giáo đề nghị và hiệu trưởng quyết định. Giám đốc sở chỉ cần kiểm tra sự trung thực của từng trường rồi ký bằng tốt nghiệp THPT. Sau đó tùy năng lực mà học sinh tự chọn ra đời ngay hay là thi vào loại trường nào.
Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.