Các địa phương đốc thúc triển khai ứng phó với bão số 3

Tàu thuyền chủ động neo đậu tránh trú bão.
Tàu thuyền chủ động neo đậu tránh trú bão.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ứng phó bão số 3, nhiều tỉnh, thành, nhất là các tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc Bộ đang khẩn trương tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã lên kế hoạch tăng cường biện pháp chủ động phòng chống bão, hạn chế thiệt hại xảy ra.

Tại Nam Định, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các địa phương, các sở, ngành, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi thực hiện nghiêm túc Công điện số 86/CĐ TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn, tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố cần theo dõi sát sao diễn biến bão, lũ và triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ". Các biện pháp bao gồm hướng dẫn tàu thuyền tránh vùng nguy hiểm, sơ tán người dân khỏi khu vực có nguy cơ ngập lụt, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp, Quân sự, Giao thông, Công an và các Sở ngành khác được chỉ đạo sẵn sàng hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ công trình và duy trì trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, phối hợp chặt chẽ để ứng phó kịp thời với tình hình thiên tai.

Tại Thái Bình, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đã ban hành Công điện khẩn, yêu cầu các cấp, ngành rà soát và chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bão. Cụ thể, cần sắp xếp tàu thuyền, di dời lao động nuôi trồng thủy hải sản và ngư dân khỏi các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và diễn biến của bão, quản lý việc ra khơi và thông báo kịp thời cho các phương tiện hoạt động trên biển về vị trí và hướng di chuyển của bão để họ có biện pháp phòng tránh.

Các Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, Nam Thái Bình cần hạ thấp mực nước trong hệ thống để chuẩn bị đối phó với bão.

Các địa phương cần khơi thông dòng chảy và điều tiết nước mặt ruộng hợp lý để bảo đảm sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh cho lúa Mùa. Đồng thời, lực lượng cứu hộ, cứu nạn phải luôn sẵn sàng để ứng phó khi có yêu cầu, đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy sản, và kiểm tra, củng cố các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu.

Tính đến ngày 3/9, toàn tỉnh Thái Bình có gần 1.000 tàu thuyền với gần 3.000 lao động hoạt động trên biển, cùng với hàng nghìn lao động nuôi trồng thủy sản tại các bãi ngao và đầm ven biển. Đài Khí tượng Thủy văn Thái Bình cảnh báo rằng bão số 3 là cơn bão rất lớn, dự kiến sẽ ảnh hưởng mạnh đến khu vực từ đêm 4/9 đến 6/9, với gió có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Để chủ động ứng phó với bão theo tinh thần “tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã yêu cầu các địa phương và các sở, ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 86/CĐ-TTg và các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Ninh về phòng, chống bão số 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để theo dõi diễn biến của bão, thông tin kịp thời đến các địa phương và hướng dẫn triển khai biện pháp ứng phó, đặc biệt là quản lý tàu thuyền, hồ chứa nước, và an toàn trong tình huống mưa lớn sau bão.

Bí thư các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão, đảm bảo không xảy ra thiệt hại do lơ là, chủ quan. Chủ tịch UBND các địa phương cần thực hiện ngay các biện pháp phòng chống bão theo phương châm “3 trước - 4 tại chỗ”, chủ động hướng dẫn người dân và các đơn vị ứng phó với bão số 3, đặc biệt là phòng chống ngập lụt, sạt lở, và bảo vệ các lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Sở Giao thông Vận tải được chỉ đạo chuẩn bị phương án cấm biển, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn, và sẵn sàng ứng phó với tình huống gió mạnh trên các tuyến đường bộ. Các lực lượng quân sự, biên phòng, công an tỉnh được lệnh sẵn sàng lực lượng và phương tiện để hỗ trợ các địa phương trong công tác cứu hộ. Sở Du lịch cần nắm rõ số lượng khách du lịch, đặc biệt là tại các khu vực ven biển, và thông báo tình hình bão để các doanh nghiệp du lịch có phương án chủ động.

Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh và các Đài Thông tin duyên hải cần hướng dẫn tàu thuyền tránh vùng nguy hiểm và thực hiện nghiêm cấm biển khi có yêu cầu. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc được giao rà soát các phương án phòng chống thiên tai tại các khu vực khai thác, sẵn sàng ứng phó với nguy cơ ngập lụt và sạt lở khi có mưa lớn trên địa bàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tiến hành thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Hải Phòng, ngày 3/9, UBND TP Hải Phòng cũng đã ra công điện yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện trong thành phố không được lơ là trước diễn biến của bão. Các cơ quan này phải theo dõi chặt chẽ tình hình bão, quản lý nghiêm ngặt các phương tiện ra khơi, đồng thời kiểm đếm và thông báo cho các chủ phương tiện, lồng bè nuôi trồng thủy sản, thuyền trưởng tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Các cơ quan chức năng cần sẵn sàng lực lượng và phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết, tăng cường thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ phương tiện và người dân để họ có biện pháp ứng phó kịp thời. UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với vai trò là cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai, phải theo dõi sát sao tình hình thời tiết, chủ động tham mưu cho Ban Chỉ huy và UBND TP các biện pháp ứng phó; kiểm tra các công trình phòng chống thiên tai, đôn đốc và hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình, đặc biệt là các công trình cống đang thi công.

Cũng trong ngày 3/9, tỉnh Lạng Sơn cũng đã yêu cầu các địa phương chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt để chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân trên địa bàn. Trong đó tập trung rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.

Bên cạnh đó, bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống.

Còn tại các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng từ chiều ngày 3/9, một số khu vực đã có mưa nhỏ rải rác. Các địa phương đang tiếp tục có các phương án ứng phó chủ động theo phương châm “4 tại chỗ” trước nguy cơ sạt lở, lũ quét có thể xảy ra, đặc biệt tại Cao Bằng, nơi vừa trải qua trận lũ lịch sử khiến hơn 640 ngôi nhà bị ngập úng, hơn 1.600 ha hoa màu bị lũ cuốn qua… Bên cạnh khẩn trương khắc phục hậu quả, Cao Bằng cũng đồng thời sẵn sàng cho tình huống hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn khiến các vùng trũng thấp bị ngập trở lại.

Trong khi đó, tại Thanh Hoá, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện khẩn, yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát sao diễn biến bão số 3 và mưa lũ, đồng thời triển khai biện pháp ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Các địa phương phải kiểm tra, rà soát tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản và sơ tán người dân khỏi các khu vực nguy hiểm. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông, các công trình đê điều, hồ đập, và cơ sở hạ tầng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các lực lượng quân sự, biên phòng, công an phải sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong công tác cứu hộ, cứu nạn. Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, và các đơn vị liên quan phải đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp điện và bảo vệ công trình.

Các cơ quan truyền thông cần tăng cường thông tin về diễn biến bão và công tác ứng phó. Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh sẽ theo dõi và ban hành các chỉ đạo cần thiết. Tất cả các đơn vị liên quan phải nghiêm túc thực hiện chỉ đạo để đảm bảo an toàn cho người dân.

Tại Nghệ An, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chủ động các phương án ứng phó với bão. Các đơn vị biên phòng được chỉ đạo thường xuyên theo dõi diễn biến bão, xây dựng kế hoạch phòng chống và phối hợp với chính quyền địa phương. Họ cũng kiểm tra, rà soát các phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, duy trì lực lượng và phương tiện ứng trực sẵn sàng cho mọi tình huống.

Các đơn vị cũng đã kiểm tra, gia cố hệ thống kho tàng, doanh trại, và đảm bảo thông suốt hệ thống thông tin liên lạc. Bên cạnh đó, họ phối hợp với địa phương để tuyên truyền, vận động người dân phòng chống bão, kiểm tra các khu vực nguy hiểm như ven sông, suối, hạ lưu hồ đập, vùng trũng, và ven biển để có phương án ứng phó kịp thời.

Chiều ngày 3/9, Đồn Biên phòng Diễn Thành đã phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho các chủ tàu thuyền về diễn biến của bão, đồng thời vận động người dân thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu và bảo vệ cây trồng, vật nuôi để đảm bảo an toàn trước bão.

Đọc thêm

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.

Ngày mai, 12/9, Bắc Bộ vẫn mưa vừa, mưa to

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ đêm 11/9 đến sáng sớm 12/9, khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Đóng thêm 1 cửa xả đáy Thủy điện Tuyên Quang

15h hôm nay, 11/9, thủy điện Tuyên Quang sẽ đóng cửa xả đáy thứ tư.
(PLVN) - Chiều 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6744/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang. Đây là cửa xả thứ 4 được đóng trong 8 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

Lũ trên sông Hồng tiếp tục lên, những khu vực nào của Hà Nội vẫn ngập?

Nước ngập lên khu vực trước cổng UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ảnh: Lê Thanh
(PLVN) -  “Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho hay.