Các Chương trình mục tiêu quốc gia: Tập trung gỡ các 'điểm nghẽn', đẩy mạnh giải ngân vốn ngân sách

Toàn cảnh buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, nhấn mạnh tại buổi làm việc của Đoàn giám sát với Ủy ban Dân tộc, diễn ra sáng 8/5.

Đoàn giám sát làm việc với Ủy ban Dân tộc về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình).

Nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai

Báo cáo với Đoàn giám sát, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ, Chương trình được tích hợp từ 118 chính sách cụ thể của giai đoạn 2016 - 2020, kết hợp với một số chính sách mới được thiết kế tổng cộng thành 10 dự án, 14 tiểu dự án và các nội dung chính sách thành phần. Qua đánh giá, các dự án, tiểu dự án, nội dung chính sách thuộc Chương trình đã được xây dựng theo đúng quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế quản lý điều hành quy định tại các nghị quyết của Quốc hội (QH).

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, đến giữa năm 2022, công tác phân bổ và giao vốn mới hoàn thành từ cấp Trung ương, do vậy, thời gian để các địa phương hoàn thành quy trình, thủ tục phân bổ, giao vốn, tổ chức thực hiện theo đúng quy định là rất ít. Việc Trung ương bố trí vốn muộn so với thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm khiến các địa phương gặp khó khăn trong cân đối xác định nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương, huy động nguồn lực hợp pháp để thực hiện Chương trình…

Luật Đầu tư công quy định về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước không quy định cụ thể việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm. Do đó, nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mới được giao năm 2022, chưa giao cả giai đoạn 2021 - 2025. Địa phương không xác định được tổng thể nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và gặp nhiều khó khăn về xây dựng các dự án sử dụng vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị có vòng đời thực hiện trên 1 năm kế hoạch…

Thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu nhấn mạnh, Chương trình chia làm 2 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 với mục tiêu thu hẹp khoảng cách về mức sống và thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của cả nước, phấn đấu 2030 cơ bản không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn. Đa số các ý kiến đánh giá cao Ủy ban Dân tộc đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc thúc đẩy thực hiện Chương trình, chủ động hướng dẫn, giải thích những “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách của Trung ương liên quan đến việc thực hiện mỗi dự án, với từng nội dung cụ thể.

Thành viên Đoàn giám sát cũng chia sẻ với khó khăn khách quan trong quá trình triển khai Chương trình. Các ý kiến cũng nêu một số bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, trong đó hệ thống văn bản có nhiều nội dung gây khó khăn cho địa phương khi triển khai thực hiện. Nhiều văn bản hướng dẫn cũng dẫn chiếu tới nhiều văn bản, thông tư khác nhau, có nội dung dẫn chiếu không đầy đủ, không thống nhất. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan đề xuất Chính phủ, Ủy ban Dân tộc nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn để địa phương thực hiện.

Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn

Về tiến độ và tỷ lệ giải ngân, báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho biết đến thời điểm này đã đạt 43,76%, nhưng nhiều đại biểu cho rằng, số liệu này chưa thống nhất, số liệu toàn chương trình không khớp với tổng vốn được giao. Một số thành viên Đoàn giám sát đề nghị tổng hợp số liệu chính xác, đồng thời đề xuất lấy số liệu của Kho bạc Nhà nước làm căn cứ báo cáo. Nêu tình trạng dù số liệu giải ngân vốn cho Chương trình của cả nước khá cao nhưng vẫn có một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, một số ý kiến đề nghị làm rõ nguyên nhân, vướng mắc trong quá trình giải ngân nguồn vốn này.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận, việc thực hiện Chương trình bước đầu đã đúng đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nên vẫn còn nhiều người dân nằm ngoài Chương trình được thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng bày tỏ sự lo lắng bởi kết quả chung thực hiện còn chậm trong khi chỉ còn 2,5 năm để hoàn thành các mục tiêu trong giai đoạn 1 của Chương trình…

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương đề nghị Ủy ban Dân tộc tích cực phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các văn bản hướng dẫn còn vướng mắc, tránh dẫn chiếu nhiều nhưng vẫn không đủ rõ. “Thống nhất nhận thức là giảm thủ tục hành chính, không hướng dẫn lại nhưng phải cụ thể hóa được văn bản cấp trên, cố gắng ban hành cẩm nang hướng dẫn triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia”, Phó Chủ tịch QH nhấn mạnh; đồng thời yêu cầu Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” của các Chương trình mục tiêu quốc gia trong lồng ghép, phân cấp, phân quyền, điều chỉnh lại việc phân bổ ngân sách; đẩy mạnh hơn nữa việc giải ngân vốn ngân sách nhà nước cho các Chương trình mục tiêu quốc gia; thống nhất số liệu, đề nghị lấy số liệu của Kho bạc Nhà nước về tiến độ, tỷ lệ giải ngân để báo cáo QH...

Giám sát để kiến tạo, phát triển

Chiều cùng ngày, Đoàn giám sát làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát lưu ý một số vấn đề đang tồn tại như phân bổ và giải ngân nguồn vốn chưa đạt kỳ vọng, chưa giải quyết tồn tại về nợ đọng xây dựng của giai đoạn trước; vướng mắc về cơ chế lồng ghép nguồn vốn, cơ chế phân cấp, phân quyền, cơ chế hỗ trợ sản xuất theo chuỗi… Nêu rõ giám sát là để kiến tạo, cùng tháo gỡ khó khăn để phát triển, Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.