Các chính sách mới nổi bật có hiệu lực giữa tháng 11/2021

Quy định mới quản lý hoạt động kinh doanh vàng là một trong những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 11/2021
Quy định mới quản lý hoạt động kinh doanh vàng là một trong những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 11/2021
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quy định quy trình tiếp công dân, quản lý hoạt động kinh doanh vàng và danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra… là các chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 11/2021.

Bổ sung quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Nội dung này được quy định tại Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Cụ thể, bổ sung quy định đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì:

Gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 16/2012/TT-NHNN đến cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Đồng thời, bổ sung thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia. (bổ sung khoản 5 vào Điều 15)

Chi tiết tại Thông tư 15/2021/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 20/11/2021.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc trực tiếp tiếp công dân

Theo Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị;

Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân. Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo; ấn định thời gian giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân được biết;

Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả giải quyết; Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận việc tiếp công dân.

Thông tư 04/2021/TT-TTCP có hiệu lực thi hành từ 15/11/2021 và thay thế Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.

Danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực thanh tra

Thông tư 03/2021/TT-TTCP quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra.

Theo đó, danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ gồm: Vị trí làm công tác thanh tra; Vị trí làm công tác tiếp công dân; Vị trí làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Vị trí làm công tác phòng, chống tham nhũng; Vị trí làm công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; Vị trí làm công tác khác được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó, quy định danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương gồm: Vị trí làm công tác thanh tra (Hiện hành, theo Thông tư 10/2014/TT-TTCP gồm: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành); Vị trí làm công tác tiếp công dân; Vị trí làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Vị trí làm công tác phòng, chống tham nhũng; Vị trí làm công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.

Thông tư 03/2021/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 20/11/2021 và thay thế Thông tư 10/2014/TT-TTCP ngày 24/11/2014.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.