Cà phê Hà Nội xưa: Vẻ đẹp trầm lắng của thời gian

Cà phê Lâm, một trong “tứ trụ” của cà phê Hà Nội xưa ngày nay vẫn là điểm đến yêu thích của người dân. (Ảnh: Ngọc Mai)
Cà phê Lâm, một trong “tứ trụ” của cà phê Hà Nội xưa ngày nay vẫn là điểm đến yêu thích của người dân. (Ảnh: Ngọc Mai)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi nhắc đến Hà Nội xưa, người ta không chỉ nghĩ đến những con phố cổ, những gánh hàng rong hay tiếng leng keng của tàu điện mà còn nhớ đến một nét văn hóa đặc trưng - cà phê. Văn hóa cà phê ở Hà Nội có lịch sử gắn liền với những thăng trầm của thành phố này. Và từ những năm tháng đầu thế kỷ 20, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Thủ đô.

Sự ra đời của những quán cà phê đầu tiên

Vào thời kỳ Pháp thuộc, Hà Nội bắt đầu tiếp nhận một làn sóng văn hóa mới mẻ từ phương Tây. Cà phê, một thức uống quen thuộc ở Paris, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam. Sài Gòn có lẽ là nơi tiếp nhận văn hóa cà phê sớm nhất nước, năm 1864. Gần 20 năm sau, quán cà phê đầu tiên có mặt ở Hà Nội. Đó là Café de Beira ở phố Thợ Khảm (phố Tràng Tiền và Hàng Khay hiện nay). Sau đó, hàng loạt quán cà phê được mở ra, đánh dấu thời kì phát triển của văn hóa cà phê Hà Nội: Café du Commerce, Café de Paris, Café Albin, Café de la Place, Café Block. Ban đầu, quán chủ yếu đều do chủ là người Pháp mở.

Những quán cà phê sang trọng, phong cách đậm chất Pháp nhanh chóng mọc lên ở các khu vực trung tâm như quanh Nhà hát Lớn, Hồ Gươm.

Những năm tháng đầu, cà phê ở Hà Nội là thức uống xa xỉ dành cho người Pháp, các quán cà phê là nơi tụ tập chủ yếu của các sĩ quan Pháp, sau đó uống cà phê dần trở thành thú vui tao nhã của người Việt. Người uống cà phê thời điểm này là những “trí thức mới” như thanh niên du học, công chức, viên chức người Việt làm ở Sở Tây... Những ly cà phê phin nhỏ giọt chậm rãi, vị đắng pha lẫn ngọt ngào đã thu hút được sự quan tâm của tầng lớp trí thức, tạo nên một không gian gặp gỡ, thảo luận và giao lưu.

Sau thời điểm Mỹ ném bom thủ đô khiến các thú vui dần vắng bóng, các quán cà phê lại bắt đầu được mở ra, với một thời kì mới. “Khởi xướng” là một trào lưu cà phê sáng tạo chính là quán cà phê Bốn Mùa. Quán này đã sử dụng những gốc cây to bào nhẵn để làm bàn ghế và trang trí, cũng thay đổi cung cách phục vụ khá “hiện đại”, khiến khách tò mò kéo đến quán rất đông.

Tiếp sau Bốn Mùa là sự ra đời của hàng loạt các quán cà phê Hà Nội mà danh tiếng còn đến ngày nay: Giảng, Lâm, Nhĩ, Năng, Hói, Nhân... Trong đó, Giảng, Lâm, Nhĩ, Năng được gọi là “tứ trụ cà phê” của Hà Nội xưa.

Với cà phê Giảng, cà phê trứng chính là món làm nên thương hiệu. Cửa hiệu cà phê Giảng đầu tiên nằm ở nhà 90 phố Cầu Gỗ, tới năm 1969, cà phê Giảng chuyển về số 7 Hàng Gai. Ngày nay quán nằm trên đường Nguyễn Hữu Huân. Giảng ra đời vào năm 1940, đặt theo tên người chủ là một thợ pha chế tài hoa từng làm ở khách sạn Metropole. Xuất phát điểm của món cà phê trứng là việc ông Giảng muốn tìm một nguyên liệu cao cấp, có độ béo, thay cho sữa bò trong món cà phê capuchino. Từ sự sáng tạo ấy, Hà Nội đã có thêm món cà phê lừng danh. Và Giảng cũng trở nên nổi tiếng không chỉ trong mà còn ngoài nước, được mệnh danh là “quán cà phê trứng ngon nhất thế giới”. Danh tiếng ấy còn đến ngày nay, được minh chứng bằng những dòng người tấp nập ra vào quán mỗi ngày. Cũng như những khách phương xa hễ đến Hà Nội là phải tìm đến Giảng, thưởng thức cốc cà phê béo ngậy trong một không gian xưa cũ.

Nếu cà phê Giảng nổi bật với món cà phê sáng tạo độc đáo, thì cà phê Lâm xuất hiện từ những năm 50 lại được mệnh danh là “góc hoài niệm của người Hà Nội”. Cà phê Lâm gắn với những kỷ niệm văn nghệ của một thời, gắn với những cái tên như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng… Ngày nay, đến với cà phê Lâm, khách vẫn như thấy được một cà phê của Hà Nội những năm xưa ấy với những bộ bàn ghế gỗ, những bức tranh đen trắng treo tường. Cà phê ở đây được pha theo công thức truyền thống, mang hương vị đậm đà, khó quên.

Cafe Năng thì ra đời hơn 60 năm trước, tọa lạc trên phố Hàng Buồm nhộn nhịp, nổi bật với không gian nhỏ xinh, ấm cúng và hương vị cà phê rang xay truyền thống đậm đà, không kén người uống. Quán mang phong cách hoài cổ, với những mảng tường vàng, bàn ghế gỗ mộc mạc và tranh ảnh ghi lại hình ảnh Hà Nội xưa.

Cafe Nhĩ, nằm trên phố Hàng Cá lại mang phong cách mộc mạc, cà phê ở đây nặng và đậm hơn, được pha sẵn trong ấm sứ, khi phục vụ thì đánh bọt bằng cây đánh trứng và thêm đá rất độc đáo.

Những quán cà phê ấy cho đến nay vẫn còn giữ được nét hoài cổ và hương vị dù bị biến đổi quá nhiều, cũng không mất đi phong cách vốn có của mình giữa thời cuộc ồn ào và những trào lưu trẻ trung sinh động. Đó là điều đáng quý vô ngần.

Không gian của văn hóa và hoài niệm

Cà phê Giảng ở buổi ban đầu. (Ảnh: TL)

Cà phê Giảng ở buổi ban đầu. (Ảnh: TL)

Có thể nói, những quán cà phê Hà Nội xưa không chỉ là nơi thưởng thức cà phê mà còn là điểm hẹn của các văn nghệ sĩ, nhà báo, trí thức nổi tiếng. Từ các quán cà phê quanh phố Tràng Tiền đến khu vực Nhà thờ Lớn, đã xuất hiện không ít những buổi gặp gỡ đầy cảm xúc của những cây bút tên tuổi như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyên Hồng, các nghệ sĩ danh họa nổi tiếng như Văn Cao, Bùi Xuân Phái... Họ thường xuyên ngồi bên những ly cà phê, bàn luận về văn chương, chính trị và cả những biến đổi xã hội đang diễn ra trong thời kỳ thuộc địa.

Cà phê với các văn nghệ sĩ không chỉ là thức uống mà còn là nguồn cảm hứng, phản ánh sự tinh tế trong lối sống của người Hà Nội. Ở đó, cà phê không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống, mà còn là sự gắn kết giữa con người, là nơi ẩn chứa những ý tưởng sáng tác và suy tư.

Sau năm 1954, khi Hà Nội bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, văn hóa cà phê cũng có nhiều biến đổi. Những quán cà phê sang trọng dần vắng bóng, thay vào đó là những quán nhỏ hơn, phục vụ cho đời sống tinh thần của người lao động. Thời kỳ bao cấp, cà phê trở nên khan hiếm và việc thưởng thức một ly cà phê đúng nghĩa đã trở thành một điều xa xỉ.

Ngoài những quán cà phê sang trọng phục vụ giới trí thức, tầng lớp bình dân Hà Nội cũng có riêng cho mình những góc quán nhỏ, giản dị hơn. Văn hóa cà phê đường phố bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với những chiếc ghế gỗ con con đặt ở vỉa hè, cùng những ly cà phê đen đặc, pha chế đơn giản mà đậm đà. Đặc biệt, cà phê phin truyền thống của người Hà Nội mang đậm dấu ấn của sự chậm rãi, thảnh thơi trong nhịp sống.

Ngồi ở những quán vỉa hè, người Hà Nội không chỉ uống cà phê mà còn ngắm nhìn phố phường, chiêm nghiệm về cuộc sống và cả những đổi thay của đất nước, của thời cuộc. Ở những quán hè phố này, từ những công nhân, người bán hàng, đến các nhà văn, nhà báo đều có thể gặp nhau, chia sẻ câu chuyện cuộc đời, kết nối với nhau trong những cuộc chuyện trò, không phân biệt tầng lớp.

Qua những thăng trầm của lịch sử, có những quán cà phê đã trôi vào kí ức. Những quán cà phê đầu tiên do người Pháp mở, hay nhiều quán cà phê khác từng là chốn đông đúc một thời nay đã không còn. Có những quán là chủ quán đã di cư, cũng có những quán mà các thế hệ sau không thể duy trì sự nghiệp của thế hệ trước. Hà Nội giờ đây có hàng ngàn quán cà phê, không ít quán theo dạng chuỗi du nhập từ nước ngoài, cũng có những quán cà phê sang trọng, lộng lẫy hay để giới trẻ “check-in” sống ảo. Nhưng giữa lòng Hà Nội luôn có một vị trí đáng kể cho những quán cà phê xưa cũ, cổ kính.

Không thể phủ nhận rằng, Hà Nội là một trong những vùng đất còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, cổ xưa. Và văn hóa cà phê cũng là một trong số đó. Đây đó trong phố cổ, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp những quán cà phê mang dấu ấn của thời gian, chứa đầy hoài niệm. Những không gian ấy như một nốt trầm lặng lẽ mà sâu lắng giữa lòng phố ồn ã và hiện đại, để người ta đến và thưởng thức từng giọt cà phê - từng giọt cuộc đời trong sự suy tư.

Và việc “tứ trụ cà phê” vẫn còn tồn tại, vẫn giữ được giá trị văn hóa nguyên bản của mình cũng chính là minh chứng cho sự tồn tại bền bỉ, sâu sắc của cà phê Hà Nội.

Có thể nói, văn hóa cà phê ở Hà Nội đã và đang trải qua nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi của mình. Từ những quán cà phê xa hoa thời Pháp thuộc đến những góc phố với ly cà phê phin truyền thống, mỗi quán cà phê đều chứa đựng những câu chuyện, những kỷ niệm của người Hà Nội qua nhiều thế hệ.

Hà Nội ngày nay vẫn mang trong mình nét hoài cổ với những quán cà phê đã tồn tại qua hàng chục năm, nơi mà mỗi lần đặt chân đến, người ta như được trở về với quá khứ, về một thời kỳ mà cà phê không chỉ là thức uống mà còn là nhịp sống, là linh hồn của một Hà Nội xưa đầy thơ mộng và lãng mạn.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.