Cà Mau “rót” gần 100 tỷ đồng xử lý khẩn cấp tình trạng sụt lún đê biển Tây

(PLVN) - Cà Mau đang thực hiện giải pháp công trình xử lý sụt lún đê biển Tây (đoạn Đá Bạc - Kênh Mới) theo cơ chế khẩn cấp với tổng kinh phí khoảng100 tỷ đồng. 

Theo đánh giá sơ bộ bước đầu về thiệt hại do hạn hán 2019 - 2020 gây ra, Cà Mau cần khoảng 300 tỷ đồng để xử lý những sự cố, chủ yếu là khắc phục tình trạng sụt lún tại các tuyến đường, đặc biệt tại các vị trí trên tuyến đường ôtô về trung tâm các xã, các trục lộ huyết mạch, các tuyến giao thông nông thôn bằng bê tông…

Đây là nguồn kinh phí kiến nghị cần được hỗ trợ xử lý mang tính cấp bách nằm trong gói và địa phương kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 1.690 tỷ đồng để khắc phục khẩn cấp thiệt hại do thiên tai, hạn hán gây ra.

Hạn hán kéo làm thiếu nước, gây mất phản áp, dẫn đến sụt lún ở đê biển Tây (Cà Mau)
  Hạn hán kéo làm thiếu nước, gây mất phản áp, dẫn đến sụt lún ở đê biển Tây (Cà Mau)

Công trình xử lý sụt lún đê biển Tây (đoạn Đá Bạc - Kênh Mới) có chiều dài 4,3km được thực hiện theo hình thức bơm bùn, cát nhằm tạo phản áp trong đê gắn với tạo mặt bằng xây dựng khi tái định cư xen ghép Đá Bạc. Công trình được thực hiện theo cơ chế khẩn cấp với tổng kinh phí khoảng 45 tỷ đồng. Tổng khối lượng bùn và cát đã bơm đến thời điểm hiện nay vào khoảng trên 76.000mvới chiều dài tuyến kinh được lấp hơn 3,3 km. 

Còn đối với sạt lở chân đê biển Tây dài 7,5 km từ Kênh Mới (xã Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời, Cà Mau) đến Tiểu Dừa (Khánh Tiến, U Minh, Cà Mau), tỉnh tiến hành kè theo phương thức rọ đá với nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau có tổng kinh phí khoảng 50 tỷ đồng. Đối với 03 vị trí sụt lún mặt đê có chiều dài 240m đoạn Đá Bạc - Kênh Mới, nguồn kinh phí khắc phục sự cố này dự kiến khoảng 3 tỷ đồng. 

Theo thông tin từ ngành chức năng, 80% chiều dài bờ biển Cà Mau từ Đông sang Tây (254 km) bị sạt lở với tốc độ từ 20 - 25 m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 50 m/năm. Con số thống kê 10 năm qua, Cà Mau đã mất đi gần 9.000 ha đất rừng. 

Trên tuyến đê biển Tây (dài 154 km) thì cũng đã có đến 57 km sạt lở cực kỳ nghiêm trọng. Hiện đai rừng phòng hộ chỉ còn vài chục mét, thậm chí có rất nhiều nơi không còn đai rừng phòng hộ, sóng biển uy hiếp trực tiếp lên thân đê, có thể làm vỡ đê bất cứ lúc nào. 

Hạn hán kéo dài làm tê liệt hoàn toàn giao thông thủy vùng ngọt, chia cắt nhiều tuyến giao thông.
 Hạn hán kéo dài làm tê liệt hoàn toàn giao thông thủy vùng ngọt, chia cắt nhiều tuyến giao thông.

Cụ thể, tại các vị trí Tiểu Dừa - Ba Tỉnh với chiều dài 25 km; Ba Tỉnh - Mũi Tràm dài 17 km và Sông Đốc - Cửa Sông Bảy Háp dài 15 km. Trên 16.000 hộ dân sinh sóng ven biển và 128.900 ha đất sản xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng bị đe dọa trước nguy cơ vỡ đê. 

Cà Mau, sạt lở ven biển có nguồn gốc tự nhiên, do đó chỉ nên can thiệp bằng giải pháp công trình trong những trường hợp thật sự cần thiết và phải dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn để không gây xói lở và phá vỡ hệ sinh thái của vùng bờ lân cận. Tùy tình huống sạt lở, sụt lún mà có giải pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả công trình công trình vừa hài hòa với điều kiện tự nhiên.

Tuy nhiên, việc đánh giá, xác định chính xác nguyên nhân, quy luật đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng của các nhà khoa học, các viện, trường…. 

Cà Mau tập trung thực hiện các giải pháp công trình trên tuyến đê biển Tây trước khi mùa mưa đến.
  Cà Mau tập trung thực hiện các giải pháp công trình trên tuyến đê biển Tây trước khi mùa mưa đến.

Tình hình sạt lở đất ven sông, ven biển, sụt lún đường giao thông trên địa bàn tỉnh nói chung, đê biển Tây nói riêng diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp, nhưng nguồn kinh phí thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục còn hạn chế nên chưa thể xử lý triệt để, đồng bộ, dẫn đến tiếp tục mất đất, mất rừng, thiệt hại tài sản và ảnh hưởng đến đời sống người dân. 

Vì vậy, trong hàng loạt vấn đề mà tỉnh Cà Mau kiến nghị, đề xuất cần có sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ, các cơ quan TW hỗ trợ, giúp địa phương ngăn chặn thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, ngoài kịp thời hỗ trợ nguồn lực đủ mạnh để thực hiện các giải pháp công trình, cần nghiên cứu, bổ sung đầy đủ các nguyên nhân khác (ngoài mưa, lũ, dòng chảy) dẫn đến sạt lở, sụt lún đất vào Luật Phòng chống thiên tai, như hạn hán, thiếu nước…, làm cơ sở để kịp thời thực hiện các công trình, phần việc ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại, khôi phục sản xuất.

Sớm xây dựng quy hoạch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó định hướng cho các tỉnh xây dựng quy hoạch cấp tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó cần khẳng định phạm vi tác động của hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé (Kiên Giang); khả năng cung cấp nước ngọt của hệ thống này cho các tỉnh vùng ven biển, trong đó có Cà Mau./.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).