Cà Mau: Cải cách mạnh mẽ hành chính, đột phá thu hút đầu tư

Cà Mau: Cải cách mạnh mẽ hành chính, đột phá thu hút đầu tư
(PLO) - Tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và cải cách hành chính

Khép lại năm 2017 đã qua, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh Cà Mau cùng với sự đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đã để lại nhiều điểm nhấn nổi bật.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Tiến Hải (ảnh) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết, trong năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh Cà Mau tiếp tục đạt những kết quả quan trọng, cơ bản toàn diện trên các lĩnh vực.

Cụ thể là nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định và đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư và từng bước cải thiện với các dự án quy mô lớn như: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 63 đoạn nội ô thành phố Cà Mau; Dự án tuyến đường phía bờ Nam sông Ông Đốc nối vào Quốc lộ 1; tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc…

Các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội như: giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đều đạt và vượt kế hoạch; chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời và có hiệu quả. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đạt được những kết quả khá tốt. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được cải thiện và tăng thứ hạng; số lượng doanh nghiệp thành lập mới và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến.   

- Năm 2017 là năm thứ hai tỉnh Cà Mau tập trung quyết liệt vào công tác cải cách hành chính, làm khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Ông đánh giá như thế nào về mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn?

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính trong quá trình hội nhập và phát triển, tỉnh đã thành lập Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tập trung cấp tỉnh và Bộ phận một cửa hiện đại tại một số đơn vị cấp huyện. Đây là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp, nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, đặc biệt là phục vụ tổ chức, người dân, doanh nghiệp được tốt hơn.

Trong năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận 72.147 hồ sơ, xử lý trả kết quả trước hạn và đúng hạn 70.294 hồ sơ, chiếm 99,71%. Qua một năm hoạt động, cho thấy mô hình này mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch; được nhiều tỉnh, thành đến tham quan, học tập kinh nghiệm và đánh giá cao về chất lượng phục vụ cũng như những tiện ít của nó mang lại.

- Ông có thể nói cụ thể hơn về tính hiệu quả mô hình này?

Một là, giải quyết thủ tục hành chính tập trung tại một đầu mối, từ đó khắc phục được tình trạng người dân, doanh nghiệp đi lại nhiều cơ quan, đơn vị như trước đây, giảm được thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Hai là, đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho phép tổ chức, người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua môi trường mạng, từ đó tiết kiệm được thời gian đi lại, chi phí gián tiếp trong giải quyết tục hành chính, hạn chế tình trạng nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà… từ những cán bộ công quyền.

Ba là, việc tiếp nhận và trả kết quả được kiểm soát chặt chẽ qua các phần mềm chuyên dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính, từ đó khắc phục được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị; giữa các bộ phận, công chức, viên chức, hạn chế thấp nhất việc trả kết quả trễ hạn.

Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Thay vì trước đây người dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính, nếu có nghĩa vụ tài chính phát sinh phải đi đến Kho bạc Nhà nước thực hiện… thì nay chỉ thực hiện một nơi duy nhất tại trung tâm.

Năm là, dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ phận Giám sát và Giải quyết khiếu nại qua hệ thống camera, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức, viên chức được nâng lên, khắc phục được tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành.

Sáu là, tổ chức, người dân, doanh nghiệp sẽ hưởng được nhiều tiện ích như: có dịch vụ trả kết quả tận nhà với mức phí từ 8.000 đồng - 10.000 đồng/hồ sơ; có dịch vụ - tư vấn hỗ trợ theo yêu cầu về lĩnh vực đầu tư, thành lập doanh nghiệp; được tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo.

Theo thống kê qua máy đánh giá mức độ hài lòng tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của huyện: Năm Căn, Cái Nước và thành phố Cà Mau, năm 2017 có 17.850 lượt người đánh giá, mức độ hài lòng chung là 95,78%. Trong đó, tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh có 11.522 lượt đánh giá, mức độ hài lòng 97,53%. Ngoài ra, Bộ phận chăm sóc khách hàng của Trung tâm đã gọi trực tiếp khoảng 2.300 khách hàng để thăm dò về thái độ phục vụ của công chức, viên chức; về thời gian giải quyết thủ tục hành chính; việc thực hiện dịch vụ trả kết quả tại nhà... Đa số khách hàng rất hài lòng chất lượng, thái độ phục vụ của Trung tâm.

- Thời gian qua, tỉnh Cà Mau rất quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh? Hiệu quả của công tác này tác động ra sao đến việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào những dự án trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới?

Trong định hướng chung của cả nước, tỉnh Cà Mau đã và đang thực hiện đa dạng hoá các quan hệ hợp tác, hoàn thiện thể chế và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đưa Cà Mau phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu đó, UBND tỉnh luôn tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư tại Cà Mau.

Cùng với việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thời gian thực hiện thủ tục cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được rút ngắn còn khoảng 65% so với quy định. Tỉnh cũng đã ban hành quyết định về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh; thành lập Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính công để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư.

Bên cạnh đó, nhằm kiến tạo, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau năm 2017; nêu rõ nhiệm vụ được giao cụ thể cho các đơn vị đầu mối và đơn vị chịu trách nhiệm chính cải thiện 111 chỉ tiêu thuộc 10 chỉ số thành phần PCI của tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, tỉnh thường xuyên tổ chức các chương trình đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan chức năng địa phương luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành giúp Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án trên địa bàn, họp định kỳ hàng tuần để kịp thời giải quyết các khó khăn cho nhà đầu tư. Mặt khác, tỉnh Cà Mau đang cố gắng đầu tư cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng sạch để các nhà đầu tư có điều kiện triển khai nhanh dự án; đồng thời xem xét, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, hệ thống điện đến hàng rào khu công nghiệp, dự án…

Với những nỗ lực đó, trong năm 2017 số lượng các doanh nghiệp đến Cà Mau tìm hiểu thêm về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, thương mại dịch vụ, năng lượng tái tạo ngày càng nhiều; tiêu biểu như các dự án, các quy hoạch: Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, điện gió Tân Thuận, điện mặt, các dự án nuôi tôm công nghệ cao... Tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 51 dự án với tổng số vốn đăng ký là 7.186 tỷ đồng. Các dự án nói trên sẽ góp phần quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.

- Thưa ông, năm 2018 được xem là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Với quyết tâm cao của hệ thống chính trị, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung vào những khâu đột phá mang tầm chiến lược để đưa nền kinh tế - xã hội của tỉnh đi lên?

Tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Cụ thể:

Địa phương sẽ ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế; xây dựng hệ thống giao thông theo hướng tập trung đầu tư các công trình quan trọng mang tính đột phá gắn với kết nối, liên kết vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Phát triển hệ thống nguồn và truyền tải điện, bảo đảm nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư phát triển điện gió, điện năng lượng mặt trời. Phát triển hệ thống thủy lợi, xây dựng và củng cố hệ thống đê, kè bờ biển, bờ sông…

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI). Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020. Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết; công bố công khai, minh bạch các quy trình thủ tục. Thực hiện đúng, có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đẩy mạnh xã hội hóa những lĩnh vực nhà nước không cần trực tiếp quản lý để thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.