Bức xúc trước phương án cải tạo cầu Long Biên thành "siêu thị"?

 Gần đây, dư luận rất quan tâm đến ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga - kiến trúc sư Việt kiều Pháp về việc cải tạo cầu Long Biên thành Bảo tàng lịch sử cận đại dài nhất thế giới với tổng kinh phí dự trù 4.800 tỷ đồng. Tuy vậy, ngày 19/9/2011, tại cuộc tọa đàm “Quy hoạch cải tạo Cầu Long Biên” (Hà Nội) đã có nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại liệu “tham vọng” này có khả thi hay chỉ là kết quả từ sự “mơ màng” của người quá đỗi yêu cây cầu?

Gần đây, dư luận rất quan tâm đến ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga - kiến trúc sư Việt kiều Pháp về việc cải tạo cầu Long Biên thành Bảo tàng lịch sử cận đại dài nhất thế giới với tổng kinh phí dự trù 4.800 tỷ đồng. Tuy vậy, ngày 19/9/2011, tại cuộc tọa đàm “Quy hoạch cải tạo Cầu Long Biên” (Hà Nội) đã có nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại liệu “tham vọng” này có khả thi hay chỉ là kết quả từ sự “mơ màng” của người quá đỗi yêu cây cầu?

Theo ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga, cầu Long Biên sẽ được cải tạo thành bảo tàng nghệ thuật đương đại, trên cầu được gắn kính trong suốt và trưng bày đầu máy hơi nước để khách tham quan
Theo ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga, cầu Long Biên sẽ được cải tạo thành bảo tàng nghệ thuật đương đại, trên cầu được gắn kính trong suốt và trưng bày đầu máy hơi nước để khách tham quan

Đã có 80 triệu Euro cải tạo cầu?

Theo ý tưởng thì “cụ cầu” hơn 100 tuổi sẽ được nâng cao để tàu thuyền đi lại, được nới rộng và được gắn pháo trên những nhịp cũ để giữ lại ký ức một thời hào hùng của lịch sử dân tộc.

Đường ray ở chính giữa sẽ dành riêng cho các hoạt động văn hóa sáng tạo. Những nhịp cầu sẽ được bao phủ bởi những tấm kính trong suốt và một không gian lớn sẽ được dành để triển lãm mô hình tạo hỏa chạy bằng hơi nước, các toa tầu cổ trở thành quán cà phê, nhà hàng. Khu bãi giữa sông Hồng sẽ được đắp cao, xây kè thành công viên tự nhiên với làng nghệ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải... Bên bờ Bắc, về phía Gia Lâm sẽ dựng tháp Sen - bảo tàng nghệ thuật đương đại có hình bông hoa đang hé nở.

Không chỉ vậy, chủ nhân ý tưởng này nuôi tham vọng xây dựng tuyến phố đi bộ xanh mang tên “Đại lộ hòa bình” xuất phát từ Nhà hát Lớn, qua Vườn hoa Lý Thái Tổ tới phố Hàng Ngang, Hàng Đào... đến Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Long Biên. Trên lộ trình này, tháp nước Hàng Đậu sẽ được cải tạo thành bảo tàng, giới thiệu các bộ sư tập cổ vật thể hiện giá trị văn hóa của người Việt, trở thành điểm dừng chân hấp dẫn.

 Bà Nguyễn Nga cho biết, thời gian thực hiện dự án khoảng 10 năm với mức đầu tư ước tính khoảng 4.860 tỷ đồng. Số tiền “khủng” đó khiến rất nhiều người... choáng váng! Để trấn an, bà Nguyễn Nga cho hay: “Chính phủ Pháp sẽ tài trợ 80 triệu euro cho việc cải tạo cầu Long Biên nếu Việt Nam đưa ra một phương án cải tạo hợp lý, nếu có được điều đó thì dự án đã có khoảng gần 50% kinh phí, phần còn lại sẽ huy động xã hội hóa”.

Đừng “siêu thị hóa” cây cầu!

PGS.TS.Lưu Đức Hải - nguyên Cục trưởng Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) nêu chính kiến: “Tôi không tán thành việc lấy tháp nước Hàng Đậu làm bảo tàng cổ vật vì đây vốn là công trình cấp nước. Hơn nữa, đây là một trong hai tháp nước đáng giữ gìn nên cần xem lại phương án nâng cao thêm”.

TS.Phạm Vũ Câu - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ - Tư vấn Trí thức và Doanh nhân và Việt kiều lưu ý: “Dù dự án thế nào vẫn phải đảm bảo chức năng giao thông của cầu Long Biên ở mức độ nhất định, tàu điện bánh hơi, đi bộ...; giữ lại đường tàu hỏa, nhưng vấn đề công năng sử dụng như thế nào hay chỉ có ý nghĩa di tích? Do đó ý tưởng và nội dung của dự án này phải được Bộ Giao thông Vận tải xem xét và chấp nhận sao cho phù hợp với quan điểm của ngành giao thông về phương án kĩ thuật cải tạo cầu Long Biên”.

Ngoài ra, việc tiến hành lắp kính trong suốt ở 2 bên cầu, bên ngoài bày nòng pháo, còn bên trong la liệt quầy hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng, cà phê để phục vụ khách tham quan, rất nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này biến cây cầu chẳng khác nào “đại siêu thị”. Chưa nói tới sự xả rác bừa bãi của một số người rất có thể dòng sông Hồng sẽ phải chịu sự “tra tấn” của rác!

Ai quản lý cây cầu?

Ông Phạm Tuấn Long - Phó ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho hay: “Việc đầu tiên cần phải làm, chúng ta phải xếp hạng được di sản này để có cơ quan quản lý độc lập cho cây cầu Long Biên chứ hiện nay có rất nhiều đơn vị cùng quản lý”.

 Về quản lý thực hiện “Dự án cải tạo cầu Long Biên thành bảo tàng lịch sử cận đại dài nhất thế giới”, có thể phải thành lập Ban quản lý dự án tổng thể và các nhóm quản lý cho mỗi dự án thành phần. Nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan chủ quản, chủ dự án cho các Ban quản lý dự án phối kết hợp với nhau như thế nào và phố hợp với nhà tài trợ, các nhà đầu tư ra sao để rà soát, cập nhật, điều chỉnh? Đơn vị nào được quyết định sẽ chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng công trình dự án khi công trình đi vào khai thác?

 Đơn vị nào có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án tổng thể và các dự án thành phần? Công ty Cầu Rồng do bà Nguyễn Nga làm Tổng Giám đốc có đủ điều kiện để đảm nhận vai trò vừa làm chủ đầu tư, vừa quản lý khai thác công trình dự án này được hay không?

Thùy Dương

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.