Bộ Tư pháp lấy ý kiến Dự thảo các sự kiện nổi bật năm 2017 của ngành Tư pháp

Bộ Tư pháp lấy ý kiến Dự thảo các sự kiện nổi bật năm 2017 của ngành Tư pháp
(PLO) - Vừa qua Hội đồng bình xét sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp năm 2017 đã họp, với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan, theo đó đã dự thảo các sự kiện nổi bật năm 2017 của ngành Tư pháp. Để có sơ sở quyết định, Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến với dự thảo nói trên. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về phongnt@moj.gov.vn đến hết ngày 13/12/2017

1. Quốc hội thông qua Luật Trợ giúp pháp lý - bước chuyển biến đột phá về khuôn khổ pháp lý nhằm phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) với tỷ lệ tối đa đại biểu có mặt tán thành (100%), đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý nói riêng và triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung. Với nhiều nội dung mới quan trọng, triển khai Luật TGPL 2017 sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển bền vững công tác trợ giúp pháp lý theo hướng chuyên nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, xã hội; bảo đảm tính khả thi, tạo bước chuyển biến căn bản, đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Luật TGPL 2017 lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL làm trung tâm, quy định nhiều cơ chế để bảo đảm quyền TGPL cho các đối tượng được TGPL, qua đó, đã tiếp tục khẳng định trợ giúp pháp lý là một chế định quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong các vụ việc cụ thể, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng. 

2. Quốc hội thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước – hoàn thiện khung pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích của công dân, tổ chức và nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ công chức nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước

Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, là một bước hoàn thiện về khung pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích của công dân, tổ chức và nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ công chức nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước theo định hướng của Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam; cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các đạo luật liên quan như Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015.... Luật đã thể hiện rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho công dân, đã thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng cũng như chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.

3. Hợp tác song phương trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp phát triển lên tầm cao mới với điểm nhấn là bước đột phá trong quan hệ hợp tác với các nước láng giềng

Trong năm 2017, Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật, đưa các mối quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt là quan hệ với các nước láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới, đi vào thực chất và có chiều sâu, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của Bộ, ngành. Đặc biệt, kỷ niệm Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào năm 2017, Bộ Tư pháp đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp Lào và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, với điểm nhấn là Lễ kỷ niệm 35 năm Hợp tác Tư pháp Việt - Lào và Lễ trao tặng Huân chương, Huy chương cấp nhà nước của Việt Nam và Lào cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển quan hệ pháp luật và tư pháp Việt - Lào (tổ chức vào ngày 26 - 28/11/2017 tại Viêng Chăn với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long) và Dự án hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào - dự án đầu tiên trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, năm 2017, lần đầu tiên Bộ Tư pháp hai nước đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Campuchia vào ngày 29/8/2017 tại tỉnh Tây Ninh, tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Ngành Tư pháp Việt Nam và Campuchia phát triển bền vững, hiệu quả.

4. Xây dựng bộ máy các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tinh gọn, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng cường tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Bộ, Ngành Tư pháp

Ngày 16/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Nghị định đã hệ thống hóa, quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo hướng cụ thể, không chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn với các Bộ, ngành khác; đồng thời quy định rõ cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với việc  sáp nhập 02 đơn vị thuộc Bộ thành 01 đơn vị là Cục Kế hoạch - Tài chính; sáp nhập, cắt giảm hoặc chuyển đổi từ đơn vị hành chính sang đơn vị sự nghiệp công lập 13 Phòng chuyên môn thuộc Vụ, Cục, Văn phòng cho phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tinh giản tổ chức bộ máy nhà nước. Đây là tiền đề quan trọng để sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương trong năm 2018, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện để phát huy hơn nữa vai trò của Bộ, Ngành tư pháp trong việc tham mưu, giúp Chính phủ, chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về công tác tư pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

5. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại

Nhằm kế thừa kinh nghiệm quản trị quốc gia đặc sắc trong lịch sử và truyền thống vẻ vang của dân tộc, Bộ Tư pháp đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu làm sáng tỏ và phổ biến những bài học kinh nghiệm quý về cải cách pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước, và trọng dụng hiền tài dưới triều vua Lê Thánh Tông - một trong những triều đại thịnh trị vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam gắn với Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng. Ngày 04/3/2017, nhân dịp kỷ niệm 520 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông (3/3/1497-3/3/2017), Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại” tại Thanh Hóa. Đây là hội thảo được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm với sự tham gia của nhiều đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương. Với nội dung thiết thực, Hội thảo đã gợi mở những bài học kinh nghiệm có tính thời sự cao về phát huy vai trò của pháp luật trong quản trị quốc gia, coi trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ đội ngũ quan lại để bảo đảm sự vững mạnh của chính quyền và tầm quan trọng của nhân tài với sự thịnh suy ở mỗi dân tộc. Kết quả của Hội thảo đã được Bộ Tư pháp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và phổ biến rộng rãi cho các bộ, ban, ngành, các cơ quan truyền thông, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo để nghiên cứu, vận dụng trong triển khai nhiệm vụ về cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay.

6. Công tác thi hành án dân sự có bước chuyển biến cơ bản, đạt kết quả cao nhất về việc và về tiền thi hành án xong

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý tăng (5,57% về việc và 19,67% về tiền tương đương gần 173 nghìn tỷ đồng) song các Hệ thống Thi hành án dân sự đã thi hành xong số việc, số tiền cao nhất từ trước đến nay, cao hơn so với năm 2016 là hơn 19 nghìn việc và 6 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, công tác phối hợp trong công tác thi hành án dân sự được chú trọng, đổi mới. Ngày 06/02/2017, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về tăng cường công tác phối hợp trong công tác thi hành án dân sự, xác định rõ định hướng phối hợp giữa các Bộ, ngành để phát triển hoạt động thi hành án dân sự phải gắn liền với yêu cầu xây dựng nền tư pháp nhân dân trong sạch vững mạnh, phù hợp với quan điểm của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 về xây dựng Chính phủ “kiến tạo, phát triển, liêm chính và phục vụ nhân dân”. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường trong hoạt động của Hệ thống Thi hành án dân sự. Tất cả các Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc đã triển khai hỗ trợ trực tuyến thi hành án dân sự, cơ chế một cửa và công bố, niêm yết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo quy trình thống nhất và đã nhận được nhiều phản ánh tích cực từ cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp.

7. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024

Nhằm góp phần đưa Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đạt các Mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề ra, trên cơ sở kết quả Hội nghị cấp Bộ trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch (Civil Registration and Vital Statistics -CRVS) do UNESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (từ ngày 24 đến ngày 28/11/2014), Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024. Đây là Chương trình hành động quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, liên quan đến bảo đảm việc thực hiện quyền của công dân, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể bảo đảm các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài được đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật; nâng cao tỷ lệ đăng ký hộ tịch, tập trung vào tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử, bảo đảm mọi người dân đều được cấp giấy tờ hộ tịch, có đầy đủ nội dung, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện Chương trình hành động quốc gia và tiếp tục triển khai Luật hộ tịch, đến nay, việc đăng ký hộ tịch tại các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2017, các cơ quan đăng ký hộ tịch đã thực hiện đăng ký khai sinh mới, đăng ký khai sinh lại cho hơn 2.700.000 trường hợp; khai tử cho hơn 500.000 trường hợp. Đồng thời, thực hiện chủ trương hiện đại hóa công tác này, đã có tới 15 địa phương sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch, giải quyết yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về hộ tịch cho hàng triệu công dân. 

8. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đóng góp tích cực vào kết quả của công tác giao dịch bảo đảm

Ngày 31/10/2017, Ngân hàng thế giới công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh (Doing Business) 2018, theo đó môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, trong đó, chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng 5 điểm và cải thiện 3 bậc, vươn lên vị trí thứ 29/190, chỉ số này được ghi nhận nhờ cải cách liên quan trực tiếp đến tài sản giao dịch bảo đảm. Để góp phần tiếp tục phát huy kết quả nêu trên, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm (thay thế Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự nói chung và trong công tác giao dịch bảo đảm nói riêng. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 36a/NĐ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ Tư pháp đã triển khai nâng cấp phần mềm đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng động sản đạt mức độ 4 về dịch vụ công trực tuyến (phần mềm đã chính thức vận hành vào ngày 10/7/2017), là dịch vụ công hành chính đầu tiên cung cấp trực tuyến mức độ 4 của ngành Tư pháp. Với nỗ lực cải cách pháp luật, hành chính trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm nêu trên, năm 2017, Bộ Tư pháp đã giải quyết trên 940.000 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin và văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông, trong đó, số đăng ký trực tuyến là 366.240 yêu cầu.

9. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân

Ngày 25/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ-TTg ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực cần ưu tiên như phòng chống tham nhũng, đất đai, khởi nghiệp sáng tạo, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, xây dựng lối sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật và góp phần tháo gỡ điểm nghẽn lớn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong cả nước. Bên cạnh đó, ngày 08/5/2017, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó quy định rõ các tiêu chí tiếp cận pháp luật, nội dung xây dựng, thẩm quyền, quy trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật). Điểm nhấn trong năm 2017 là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những cách tiếp cận mới trong ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là tổ chức thành công nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, chương trình đối thoại pháp luật trực tuyến thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

10. Chuyển biến tích cực trong đào tạo chức danh tư pháp, số lượng học viên các lĩnh vực đều tăng vượt chỉ tiêu

Năm 2017, Bộ Tư pháp đã có nhiều khởi sắc trong việc triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp với tổng số 8.050 học viên (tăng 1.232 học viên so với năm 2016), trong đó, đã đào tạo vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm đối với chức danh luật sư là 1.134 học viên và chức danh công chứng là 449 học viên. Đặc biệt, thực hiện Quyết định số 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”, Bộ Tư pháp (Học viện Tư pháp) đã khai giảng lớp đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế Khóa I năm 2017, bước đầu hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

11. Chính phủ chính thức đưa một phần của Bộ pháp điển vào sử dụng, khai thác trên trên môi trường mạng interne

Triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành thực hiện pháp điển xong đối với 67/265 đề mục, qua đó, hơn 1 nghìn văn bản trên tổng số khoảng 9 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương được rà soát, làm “sạch”, góp phần phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Dấu ấn của công tác pháp điển trong năm 2017 là việc lần đầu tiên Chính phủ đã thông qua 36 đề mục (theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 13/6/2017 phê duyệt chủ đề Đất đai và 35 đề mục) và chính thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển để các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng. Mặc dù đây mới là kết quả triển khai bước đầu nhưng đã được người dân, doanh nghiệp đón nhận tích cực, thể hiện qua hơn 1 triệu lượt truy cập khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. 

12. Bộ Tư pháp hưởng ứng thông điệp của Chính phủ “hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp”

Năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã rà soát tổng thể đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, theo đó, đã có báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung 14 Luật và ban hành mới 02 Luật. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa được nâng lên một tầm cao mới, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư pháp, lần đầu tiên chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được luật hóa và được ghi nhận tại Điều 14 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo trong thời gian tới. Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (gọi là Chương trình 585) đã được triển khai đồng bộ trên cả nước, đã tổ chức hơn 100 tọa đàm đối thoại, bồi dưỡng pháp luật cho doanh nghiệp trên cả nước, thu hút gần 10.000 đại biểu đại diện doanh nghiệp tham dự; xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại 31 tỉnh, thành phố; xây dựng và phát sóng 42 “Chương trình kinh doanh và pháp luật” trên Đài Truyền hình Việt Nam, 208 chương trình kinh doanh và pháp luật trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017 (kèm theo Quyết định số 108/QĐ-BTP) với lĩnh vực trọng tâm để tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật là hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó tập trung theo dõi tình hình thi hành các quy định của pháp luật về tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc tiếp cận, khai thác các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đất đai và lao động. 

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.