Bộ trưởng Lê Thành Long giải đáp nhiều thắc mắc của cử tri Kiên Giang

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ghi nhận và giải đáp nhiều thắc mắc của bà con cử tri
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ghi nhận và giải đáp nhiều thắc mắc của bà con cử tri
(PLO) - Bà con huyện U Minh Thượng rất phấn khởi và vui mừng trước sự có mặt của Bộ trưởng và các vị trong Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang. Theo đó, bà con ý kiến và trình bày về nhiều vấn đề quan trọng.

Chiều nay (29/11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Kiên Giang đã có buổi tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con cử tri sau kỳ hợp lần thứ 6, Quốc hội khóa XIV tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.

Lắng nghe “tiếng lòng” cử tri

Bà Nguyễn Thị Kim Bé, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang đã thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo nội dung kỳ họp Quốc hội vừa qua để bà con cử tri hiểu rõ. Theo đó, bà Bé cho biết, kỳ họp đã xem xét quyết định các vấn đề về kinh tế, xã hội cấp nhà nước. Qua đó, nhìn lại công tác thực hiện nhiệm vụ trong nửa chặng đường vừa qua. Kinh tế Việt Nam trong năm 2018 và 3 năm qua mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn phát triển toàn diện. Cơ cấu lại nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Vấn đề an sinh xã hội từng bước được nâng cao, quốc phòng được giữ vững. Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, các giải pháp của Chính phủ, các ngành, các cấp đề ra để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ.

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri

Kỳ họp cũng đã thông qua 9 Dự án luật và 1 Nghị quyết: Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Cảnh sát biển Việt Nam Luật Công an Nhân dân, Luật Đặc xá, Luật Phòng chống tham nhũng… Đồng  thời cho ý kiến về 6 dự án luật: Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Luật Kiến trúc, Luật Giáo dục sửa đổi, Luật Quản lý thuế sửa đổi, Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật Đầu tư công… Quốc hội xem xét các báo cáo chất vấn, trả lời chất vấn thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội. Qua đó có 135 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, 82 đại biểu tranh luận. Hai Phó thủ tướng Chính phủ cùng 19 Bộ trưởng, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao đã trả lời chất vấn.  Ngoài ra, bà Bé còn cho báo cáo hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang trong năm 2018 để bà con cử tri hiểu rõ…

Tại buổi tiếp xúc, bà con cử tri đã quan tâm, trình bày ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng mang tầm vĩ mô của cả nước: Nạn cát tặc, lâm tặc; vấn đề phân bón giả... Đồng thời nói lên những khó khăn, vướng mắc thực tế ảnh hưởng đến đời sống và an sinh của bà con ở địa phương.

Quan tâm đến vấn đề phát triển của huyện, cử tri Lê Văn Phương (ấp Công Sự, xã An Minh Bắc) đề nghị cần có những chính sách quan tâm đến huyện U Minh Thượng, hỗ trợ cho bà con nông dân phát triển. Cần sắp xếp có giải pháp để tạo đầu ra cho bà con trồng mía. “Mía trồng rồi phải đốn bỏ; nông dân sản xuất bán không được, người kinh danh cũng khổ theo”, ông Phương nêu ý kiến. Đồng thời, theo ông Phương cần quy hoạch phát triển chợ và bệnh viện ở huyện U Minh Thượng để phục vụ cho đời sống và công tác khám chữa bệnh cho bà con trong huyện. Tương tự, cử tri Lại Xuân Hồng (ấp Cạn Ngọn A, xã Thạnh Yên) bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề xây dựng mỹ quan khu hành chính ở địa phương. Theo ông, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành hệ thống cầu cống, bờ kè, hệ thống phát sang để kịp thời phục vụ đời sống và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Cử tri U Minh Thượng ý kiến nhiều vấn đề thiết thực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Cử tri U Minh Thượng ý kiến nhiều vấn đề thiết thực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Cử tri Lưu Văn Nót (ấp Công Sự, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng) cho rằng Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách chăm lo cho người có công với cách mạng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, phiền toái cho người dân. Những người đã được công nhận có công với cách mạng nhưng đến khi có chính sách khen tặng huân, huy chương thì thủ tục lại quá rườm rà, gây vướng mắc khó khăn cho bà con. Ngoài ra, cử tri còn ý kiến về vấn đề “lâm tặc, cát tặc” đang “hoành hành” ở các địa phương.

 Cần đảm bảo tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật

Sau khi lắng nghe ý kiến của bà con cử tri, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ghi nhận và thông tin đến bà con nhiều vấn đề quan trọng. Nói về vấn đề “lâm tặc, cát tặc” hoành hành, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định hiện tại pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về xử phạt đối với vấn đề này. Pháp luật cũng có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp khai thác rừng, lâm sản, xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp khai thác tài nguyên. Đặc biệt, Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định cụ thể về tội khai thác rừng trái phép. “Vấn đề đặt ra là tính nghiêm minh của những người thực thi pháp luật”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời, Bộ trưởng còn cho biết, trong các kỳ họp, Thủ tướng cũng liên tục đôn đốc về vấn đề này. 

Bộ trưởng Lê Thành Long (bên trái) tại buổi tiếp xúc cử tri
Bộ trưởng Lê Thành Long (bên trái) tại buổi tiếp xúc cử tri 

Về vấn đề xử lý tài sản tham nhũng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết Quốc hội vừa thông qua Luật Phòng chống tham nhũng. Đây là Luật rất khó, Quốc hội đã xem xét và lắng nghe trong 3 kỳ họp. Trong đó, vấn đề xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc thì có những phương án rất khác nhau. Phương án thứ nhất là thu thuế 45%, phương án thứ 2 là đưa qua tòa án xét xử.

Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề hết sức phức tạp, nếu đánh thuế 45% sẽ xuất hiện nhiều bất cập và nếu đưa tòa xét xử lại cần quy trình tố tụng mới. Ngoài ra, văn hóa Việt Nam hay dùng tiền mặt và cha mẹ, cụ kỵ hay đem tài sản cho biếu con cái. “Nhóm các tài sản chưa chứng minh có thể là tài sản tham nhũng, cũng có thể là tài sản cho nhận”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Buổi tiếp xúc thu hút sự tham gia của nhiều lãnh đạo các Sở, ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo cử tri huyện U Minh Thượng
Buổi tiếp xúc thu hút sự tham gia của nhiều lãnh đạo các Sở, ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo cử tri huyện U Minh Thượng

Trả lời ý kiến cử tri về vấn đề phân bón giả, Bộ trưởng cho biết, Nghị định 55/2018/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phân bón trong sản xuất buôn bán hàng, chế tài đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đối với tổ chức. Ngoài ra, còn có các xử phạt bổ sung, có thể thu hồi giấy phép, đóng cửa cơ sở kinh doanh. Đối với hàng giả là phân bón có thể phạt tù và những hình phạt bổ sung

Dịp này, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cũng đã trao 10 suất học bổng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và 3 phần quà cho 3 gia đình chính sách trên địa bàn huyện U Minh Thượng.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.