Bộ trưởng Lê Thành Long: Chính sách nhân đạo trong hình sự rất quan trọng

Bộ trưởng Lê Thành Long: Chính sách nhân đạo trong hình sự rất quan trọng
(PLO) - Kết thúc phiên làm việc ngày thứ 3 của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV – một phiên họp rất căng thẳng bàn về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã báo cáo trước Quốc hội một số vấn đề của Dự luật còn nhiều ý kiến đóng góp.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đây là bộ luật rất khó. Trong thời gian vừa qua, cơ quan soạn thảo đã làm việc với hầu hết các cơ quan quản lý ngành, quản lý lĩnh vực, các chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực này để thiết kế các điều, khoản cụ thể hôm nay trình Quốc hội. 

Giải đáp một số vấn đề được các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng nói: “Thứ nhất, về chính sách hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì vấn đề này các đại biểu đã phân tích rất kỹ. Quan điểm của Chính phủ khi trình có một sự nhất quán và tiếp tục với chính sách hình sự nhân đạo đối với trẻ em. 

Thứ hai, dưới góc độ tâm sinh lý, các em cần nhiều hơn sự khoan dung và khá nhiều ý kiến ủng hộ phương án 2. Nếu chúng ta quy định trách nhiệm hình sự quá rộng đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, đặc biệt là trong môi trường nhà tù thì tác động tiêu cực nhiều hơn tác động tích cực. Vì vậy một trong những nguyên tắc Chính phủ tuân theo trong thiết kế điều này, đối với trẻ em ở độ tuổi này và nói chung dưới 18 tuổi thì chỉ khoanh lại ở những tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, tăng hình phạt ngoài tù và tăng biện pháp ngoài tố tụng thay vì tù tội và tố tụng. 

Thứ ba, chúng tôi cũng rà soát các công ước quốc tế về quyền trẻ em thì thấy các nước theo hướng như vậy. Tại sao liệt kê cụ thể 28 tội tại Khoản 2 của Điều 12. Bởi không liệt kê, thì có nhiều các loại chủ thể đặc biệt chẳng hạn như tội tham nhũng rồi các tội liên quan đến chức vụ quản lý kinh tế, về mặt nguyên tắc cũng áo dụng cho trẻ em thì có một sự bất hợp lý nhất định.”

Liên quan đến tội phạm pháp nhân thương mại, Bộ trưởng cho biết Bộ luật Hình sự 2015 quy định 31 tội, lần này Quốc hội thống nhất thêm hai tội đối với pháp nhân, là tội rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu thống nhất thì lên 33 tội. 

Bộ trưởng bày tỏ: Đây là lần đầu chúng ta quy định pháp nhân, nên những vấn đề gì theo nguyên tắc, những gì chúng ta hiểu tương đối và có một tương đối chắc chắn thì quy định vào đây, còn lại những vấn đề khác sẽ tiếp tục trong quá trình thực hiện rồi tiếp tục hoàn thiện. 

Quay trở lại nguyên tắc áp dụng, về cơ bản những gì áp dụng cho cá nhân thì cũng áp dụng cho pháp nhân, trong đấy có cả câu chuyện về phân loại tội phạm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hình phạt chủ yếu đối với pháp nhân là hình phạt tiền, cho nên nếu theo Điều 9 thì có thể hiểu nhầm là pháp nhân chỉ có thể phạm tội ít nghiêm trọng. Đây là vấn đề mới cho nên đưa ra hai yếu tố để chúng ta dựa vào xác định. 

Nếu như căn cứ vào mức độ nguy hiểm thì chúng ta có thể theo cách phân loại tại Khoản 1, Điều 9. Còn thứ hai là dấu hiệu hình phạt thì theo các khung cụ thể.  Đối với từng các điều, khoản cụ thể liên quan đến pháp nhân thì đã có thiết kế cụ thể hóa ở đây rồi, đi theo cách thức như vậy và đúng ra kinh nghiệm của các nước thấy rằng không có ai tách ra làm 2 hệ thống tội phạm, một hệ thống là đối với cá nhân và một hệ thống đối với pháp nhân. Chúng ta không thể có hai phần chung trong Bộ luật Hình sự được vì các nước cũng về cơ bản theo nguyên tắc này, tức là chúng ta suy từng cá nhân ra và những gì chắc chắn đối với pháp nhân thì chúng ta áp dụng. 

Về quy định trách nhiệm tố giác tội phạm của luật sư, Bộ trưởng phân tích:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1985 của chúng ta quy định là người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác, tức là không loại trừ chủ thể nào, trong đấy có cả luật sư, người bào chữa, trong đấy có cả người thân thích.

Đến Bộ luật hình sự năm 1999 tại Khoản 2, Điều 22, chúng ta đã bắt đầu chỉ rõ hơn và giới hạn đối tượng ông bà, cha mẹ, vợ chồng, tức là những người thân thì không phải chịu nếu như không tố giác, trừ trường hợp liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng thì chỗ này chưa có người bào chữa, cũng vẫn như những đối tượng khác. Bây giờ chúng ta đã làm gì ở Khoản 3, Điều 19, Bộ luật hình sự năm 2015. Tức là chúng ta chỉ nói rõ thêm và theo một nguyên tắc ở đây là đã thu hẹp đáng kể các tội mà người bào chữa phải chịu trách nhiệm. Ở đây đối với tội không tố giác tội phạm đã thu hẹp rồi.

Bộ trưởng cũng cho biết hiện tại chưa ai phản ánh đến ông rằng về những bất cập, dù luật hiện hành đang quy định trách nhiệm này của luật sư.  

Dẫn chiếu Khoản 1, Điều 9 Luật luật sư Bộ trưởng nói thêm: Điều luật này quy định nghiêm cấm luật sư tiết lộ thông tin về vụ việc khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp người đó đồng ý hoặc luật có quy định khác. Chúng tôi hiểu rằng các quy định của dự thảo Bộ luật hình sự lần này quy định theo hướng đây là một đặc thù mà luật quy định khác.

Cũng trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Lê Thành Long còn giải thích về quy định tội kinh doanh đa cấp; Điều 260 vi phạm trật tự về an toàn giao thông đường bộ. Về thuốc lá nhập lậu…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.