Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ

Các Bộ trưởng dự hội nghị.
Các Bộ trưởng dự hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 16/6, tại New Delhi, Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cấp cao của các nước ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác hai bên (1992-2022).

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định ASEAN không chỉ là trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông mà còn cả trong tổng thể chính sách đối ngoại và là trọng tâm Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) của Ấn Độ.

Ấn Độ ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, coi trọng mối quan hệ láng giềng gần gũi với ASEAN và mong muốn nâng quan hệ ASEAN - Ấn Độ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Các Bộ trưởng ASEAN nhấn mạnh mối liên kết truyền thống hàng thế kỷ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, tạo nền tảng cho quan hệ ASEAN - Ấn Độ đạt nhiều tiến triển qua 3 thập kỷ.

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi COVID-19, hai bên đã phối hợp duy trì và thúc đẩy quan hệ phát triển tích cực, năng động. Hiện Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN với kim ngạch thương mại hai chiều tăng gần 23 lần 30 năm qua.

Hướng tới tương lai, các Bộ trưởng nhất trí phối hợp thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ phát huy vai trò chiến lược, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, thông qua triển khai hiệu quả Tuyên bố ASEAN - Ấn Độ về Hợp tác về Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực năm 2021, Kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ 2021-2025 và khai thác hiệu quả thị trường ASEAN - Ấn Độ rộng lớn gần 2 tỷ người dân với tổng GDP đạt gần 6 nghìn tỷ USD.

ASEAN nhất trí sẽ thảo luận với Ấn Độ về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Ấn Độ thực chất, hiệu quả và cùng có lợi.

Theo đó, ASEAN và Ấn Độ nhất trí tiếp tục ưu tiên phục hồi, nâng cao năng lực y tế, bảo đảm cung ứng đầy đủ vaccine và thuốc điều trị; tăng cường hợp tác biển bền vững, ứng phó khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và bạo lực cực đoan; đẩy mạnh trao đổi kinh tế, thương mại nhằm sớm đạt được mục tiêu 200 tỷ USD kim ngạch thương mại, triển khai hiệu quả FTA ASEAN- Ấn Độ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường của nhau.

Đồng thời, thúc đẩy kết nối, bao gồm kết nối vật chất, kết nối số và giao lưu văn hoá, du lịch, kết nối người dân. Hai bên nhất trí sớm nối lại thảo luận xây dựng Hiệp định vận tải hàng không ASEAN - Ấn Độ, tăng cường hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đồng thời mở rộng hợp tác chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững.

Ấn Độ khẳng định sẽ đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy hội nhập khu vực thông qua Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI), phát triển tiểu vùng thông qua Hợp tác Mekong- Sông Hằng, thu hẹp khoảng cách phát triển, hợp tác nông nghiệp, quản lý nguồn nước, khoa học công nghệ, năng lượng, giáo dục…

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, ASEAN và Ấn Độ khẳng định tiếp tục phối hợp duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế và nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là khung khổ điều chỉnh các hành vi trên biển và đại dương.

Ấn Độ ủng hộ ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ấn Độ khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò và nỗ lực của ASEAN hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao ý nghĩa năm 2022 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Ấn Độ, trùng với dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, đồng chúc mừng Ấn Độ nhân 75 năm Ngày Độc lập.

Bộ trưởng nhấn mạnh quan hệ truyền thống lâu đời giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử về văn hoá và giao thương hàng nghìn năm qua, đã xây đắp và tăng cường sự hiểu biết và tin cậy của lãnh đạo và người dân hai bên, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong 30 năm qua. Từ người láng giềng gần gũi, Ấn Độ nay đã trở thành một đối tác quan trọng và tin cậy của ASEAN.

Xuất phát từ quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc ASEAN và Ấn Độ cần đưa quan hệ chiến lược và hợp tác toàn diện lên tầm cao mới, đóng góp cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Theo đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị ASEAN và Ấn Độ cần chung tay đề cao và tiếp tục phát huy những giá trị chung mà hai bên cùng chia sẻ, thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, hài hoà khác biệt, hạn chế bất đồng, giảm thiểu xung đột, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Nhấn mạnh tiềm năng to lớn của hai bên, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị ASEAN và Ấn Độ tăng cường hỗ trợ lẫn nhau nâng cao năng lực y tế, phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định FTA ASEAN-Ấn Độ, kết nối, mở rộng hợp tác chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển tiểu vùng, bao gồm Hợp tác Mekong - Sông Hằng.

Chia sẻ với Hội nghị, Bộ trưởng đánh giá cao Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, đề nghị Ấn Độ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, ổn định, hợp tác và thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực cho hoà bình, an ninh và phát triển thịnh vượng trong khu vực và thế giới.

Trước khi tham dự hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đến chào xã giao Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tối 16/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ cùng các Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện cấp cao của các nước ASEAN tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Đối thoại Delhi lần thứ 12 về chủ đề “30 năm quan hệ ASEAN-Ấn Độ”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.