Bỏ nhiều tiền để mua... cái chết?

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "ô nhiễm trắng" do túi nylon. Nếu như trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 1 túi nylon/ngày. Như vậy mỗi ngày sẽ có khoảng 86 triệu chiếc túi được dùng, một năm tổng số túi nylon được dùng là 31,4 tỉ chiếc, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa không phân hủy, rõ ràng là một nguy cơ rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người...

Mỗi năm trung bình người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hơn 31,4 tỉ chiếc túi nylong, tương đương thải ra môi trường 1 triệu tấn nhựa không phân hủy. Từ 1/1/2012, khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, túi nylon bị áp  thuế 30.000 đồng – 50.000 đồng/kg, nâng giá bán cao gấp đôi so với trước, thế nhưng tình trạng lạm dụng túi vẫn diễn ra phố biến.

Mỗi năm, trung bình người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hơn  31,4 tỉ chiếc túi nylon
Mỗi năm, trung bình người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hơn 31,4 tỉ chiếc túi nylon.

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường cho biết: "Mặc dù rất rẻ, tiện dụng nhưng đến thời điểm này đã có gần 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã và chuẩn bị "khai tử" hoàn toàn túi nylon ra khỏi cuộc sống”. Bởi lẽ, theo các chuyên gia y tế và môi trường, túi nylon chôn vùi dưới đất phải mất từ 400-600 năm mới có thể phân hủy hết.

Túi nylon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mêtan và khí dioxin cực độc. Nếu sử dụng túi nylon đựng đồ ăn nóng (nhiệt độ từ 70-80 độ C), những chất độc hại trong túi nylon sẽ hòa lẫn vào thức ăn. Nếu chứa thực phẩm đã được chế biến trong những túi nilon nhuộm màu, các kim loại nặng như chì, cadimi sẽ gây hại cho bộ não, là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.

Không phải không biết rõ tác hại của túi nylon đối với chính sức khỏe của mình và cộng đồng, nhưng đại đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng túi nylon trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bà Hạnh, bán thịt ở chợ Thái Hà (quận Đống Đa, TP.Hà Nội) cho biết: “Túi nylon thường được mua theo cân, trước đây, giá trung bình từ 30.000-45.000đồng/kg (tùy thuộc vào kích cỡ túi to, nhỏ, hay dày, mỏng). Từ khi nhà nước có chính sách gì đó, từ tết ra tới giờ chúng tôi phải mua giá gấp đôi 60- 70 nghìn đồng/kg. Người ta mua hàng, mình phải cho túi là đương nhiên. Đắt cũng phải mua túi nylon, chứ bán hàng không có túi đựng thì khách chạy hết à?”.

Đảo qua các siêu thị, hỏi các nhân viên bán hàng, phóng viên nhận được câu trả lời: “công ty mua túi nào thì đựng cho khách túi ấy, chứ thắc mắc làm gì”(!). Nhưng thay vì “xả láng” cho khách như như trước, nay họ được nhắc nhở, các mặt hàng nào có thể gom được thì đựng chung vào một túi nylon, ví dụ, thực phẩm đồ khô như mỳ chính, bột canh, mỳ tôm để chung một túi, xà phòng, chất tẩy rửa đựng chung một túi… để tiết kiệm hơn.

Luật đã có hiệu lực, nhưng xem ra các DN sản xuất túi nylong vẫn chưa sẵn sàng cung cấp sản phẩm thay thế. Một DN sản xuất bao bì nhựa thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết vẫn đang “chờ hướng dẫn”. Theo quy định hiện hành, “túi nylon thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nylon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên - Môi trường”.

Vậy  bao bì, túi nylon thế nào thì được coi là thân thiện với môi trường?. VPA đã có kiến nghị đến các bộ, ngành liên quan đề xuất tạm ngưng thực hiện việc đánh thuế với các sản phẩm bao bì nhựa, và đề nghị sớm đưa ra các tiêu chí để xác định được bao bì, túi nylon được coi là thân thiện với môi trường.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "ô nhiễm trắng" do túi nylon. Nếu như trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 1 túi nylon/ngày.  Như vậy mỗi ngày sẽ có khoảng 86 triệu chiếc túi được dùng, một năm tổng số túi nylon được dùng là 31,4 tỉ chiếc, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa không phân hủy, rõ ràng là một nguy cơ rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.

Nhưng đến bao giờ các DN sản xuất bao bì mới rốt ráo vào cuộc, sản xuất các loại túi  thân thiện môi trường thay thế túi nylon, còn người dân bao giờ “đoạn tuyệt”  với thói quen tai hại – sử dụng túi nylon từ gói xôi tới miếng thịt, “mặc kệ” cảnh báo, mặc kệ pháp luật hạn chế.

Điều 3 và Điều 8, Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định: Túi nylon thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Mức thuế đối với túi nylon thuộc loại chịu thuế là 30.000 - 50.000 đồng/kg.

 Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, quy định: Đối với túi nylon thuộc loại chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE (Linear low density polyethylene resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nylon đáp ứng tiêu chí thân thiện môi trường theo quy định của Bộ TN-MT.

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.