Bộ luật Dân sự chưa coi trọng vai trò Tòa án

Sở dĩ Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có là do Bộ luật Dân sự chưa có một cấu trúc hợp lý, logic cho hệ thống quy phạm dân sự.; Bộ luật Dân sự còn lúng túng trong việc lựa chọn ngôn từ trong diễn đạt, và đặc biệt là Bộ luật này chưa nhìn nhận đúng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật

Sở dĩ Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có là do Bộ luật Dân sự chưa có một cấu trúc hợp lý, logic cho hệ thống quy phạm dân sự.; Bộ luật Dân sự còn lúng túng trong việc lựa chọn ngôn từ trong diễn đạt, và đặc biệt, Bộ luật này chưa nhìn nhận đúng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật

Tại cuộc tọa đàm “Hiệu lực, nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự và chủ thể” do Bộ Tư pháp và Dự án JICA phối hợp tổ chức mới đây, bà Bùi Thị Thanh Hằng (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra nhận định trên.

Tuổi thọ 10 năm

Ở Việt Nam, tính từ năm 1995 đến nay, có tới hai Bộ luật Dân sự (Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005) và hiện đang có kế hoạch xem xét xây dựng Bộ luật Dân sự thứ ba trong vài năm tới đây. Như vậy, tuổi thọ trung bình của Bộ luật Dân sự nước ta là 10 năm.

Nên cân nhắc kỹ lưỡng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật
Nên cân nhắc kỹ lưỡng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật

Một trong những lý do khách quan không thể phủ nhận dẫn đến tuổi thọ khiêm tốn của Bộ luật Dân sự Việt Nam là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhận thấy một nguyên nhân khiến Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa có sức sống cao và phải liên tục sửa đổi là Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có.

Nhìn ra thế giới, ban hành từ năm 1804, Bộ luật Dân sự Pháp được nhiều học giả xem là “bản Hiến pháp” của dân luật hoặc ví như “một đài kỷ niệm”. Sự so sánh này cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của Bộ luật Dân sự Pháp đối với pháp luật dân sự thế giới cũng như tính ổn định, sự trường tồn vượt thời gian của Bộ luật Dân sự Pháp.

Điều 4 Bộ luật Dân sự Pháp nêu rằng: “Thẩm phán mà từ chối xét xử, với lý do pháp luật không quy đinh, quy định không rõ ràng hay không đầy đủ, thì có thể sẽ bị truy tố về tội từ chối xét xử”. Bằng quy định trên, Bộ luật Dân sự Pháp đã chỉ rõ Tòa án là người giải thích luật và đưa ra giải pháp pháp lý đối với những vụ việc cụ thể mà luật chưa dự đoán được. Nhờ đó, Bộ luật Dân sự Pháp có khả năng thích nghi cùng sự biến chuyển của xã hội và có sức sống lâu bền đến vậy.

Bộ luật Dân sự Đức thì ra đời muộn hơn một chút – vào năm 1896 và cũng cho phép Tòa án được áp dụng những điều khoản chung để sáng tạo ra các giải pháp mới đối phó sự biến chuyển cuộc sống. Điều 242 quy định “Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ một cách thiện chí và trung thực, và cần quan tâm đến những yêu cầu của tập quán”. Đây là điều khoản chung được ca ngợi nhiều nhất và được coi là điều khoản “vàng” của Bộ luật Dân sự Đức bởi nó xem vai trò của Tòa án như “người đồng hành” với Bộ luật Dân sự Đức.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng vai trò toà án

Từ kinh nghiệm trên của Pháp và Đức, thiết nghĩ, khi xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam mới, các cơ quan chức năng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật. Điều này càng có ý nghĩa, bởi xét về số lượng điều khoản thì Bộ luật Dân sự Việt Nam còn rất khiêm tốn (777 Điều) bên cạnh sự đồ sộ của Bộ luật Dân sự các nước như Pháp (2283 Điều), Đức (2385 Điều), Nhật Bản (1044 Điều)…

Nếu Việt Nam cũng cho phép Tòa án giải thích và áp dụng sáng tạo những điều khoản chung để giải quyết từng trường hợp cụ thể thì Bộ luật Dân sự mới sẽ hoàn hảo hơn, lâu bền hơn.

Thục Quyên

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.