Bộ Công an không nên "né" điểm bất hợp lý trong sửa CMTND

 
Hiến pháp và pháp luật trong quá trình thực thi nếu không phù hợp, không điều chỉnh được các quan hệ xã hội mới phát sinh, thì phải chỉnh sửa. Nghị định và Thông tư về Chứng minh nhân dân (CMND) là những văn bản dưới luật, cũng không ngoại lệ nếu có điều bất hợp lý hoặc thiếu khả thi.
 
[links()]Bộ Công an là cơ quan soạn, trình dự thảo Nghị định, đồng thời ban hành Thông tư 27, với quy định ghi tên cha, mẹ trên CMND. Nhưng, mới đây trả lời báo chí, đại diện Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, lại nói rằng: “Việc này không phải Bộ Công an quy định mà chỉ thực hiện theo Nghị định của Chính phủ…”.
Ảnh: Mẫu CMND mới thực sự là tâm điểm của dư luận và công luận suốt gần tháng nay.
Mẫu CMND mới là tâm điểm của dư luận gần 1 tháng nay.
Lỗi từ "ý tưởng"
Thông tư  27/2012/TT-BCA của Bộ Công an là văn bản cụ thể hóa Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND và Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05. Tuy nhiên, ai cũng hiểu từ dự thảo, sau đó thành Nghị định và Thông tư, với quy định công dân phải công khai danh tính cha, mẹ trên CMND… là ý tưởng, đề xuất từ phía Bộ Công an.
Như vậy, có thể khẳng định, Nghị định không tự dưng “sinh ra” mà Chính phủ phải căn cứ “Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an” - cơ quan có chức năng tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực này để ban hành 2 Nghị định về CMND, trong đó có quy định đang gây bức xúc dư luận, bởi sự bất khả thi như những gì mà loạt bài của PLVN từng phân tích, phản ánh gần 1 tháng qua.
“Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”, Trích Điều 38, Bộ luật Dân sự 2005.

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì Bộ Công an không chỉ chủ trì soạn thảo nội dung dự thảo Nghị định mà ngay cả việc sửa đổi Nghị định khi có điểm bất hợp lý cũng xuất phát từ Bộ này.

Rất dễ nhận ra trong phần căn cứ để ban hành Nghị định 170/2/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về CMND - vẫn có câu: “Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an”.

Sửa nhưng vẫn… sót?
Không phải tới giờ này, việc sửa đổi các quy định về CMND mới được đề cập mà cách đây hơn 4 năm, Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND sau 8 năm có hiệu lực thi hành cũng từng được sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể, Nghị định 05 về CMND đã quy định: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đường kính 1,9cm; ảnh của người được cấp kích cỡ là 3x4 cm. Những sau đó, Nghị định 170 đã sửa đổi: đường kính Quốc huy là 14 mm, kích cỡ ảnh của người được cấp rút xuống còn 20x30 mm. Ngoài ra, Nghị định 170 còn bổ sung thêm nội dung về “dân tộc” của người được cấp CMND - một thông tin mà trước đó không được đề cập trong Nghị định 05… 
Viện dẫn những thông tin này để thấy rằng, cái gì không phù hợp thì phải xem xét, điều chỉnh bởi điều đó không chỉ làm tăng tính khả thi của một văn bản mà là quy định đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Đối với quy định công khai tên cha, mẹ trên CMND dù chưa triển khai trên diện rộng, nhưng đã vấp phải sự phản ứng trong dư luận, bởi nó trái với Điều 16 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 mà Việt Nam đã ký kết; vi phạm quyền bí mật đời tư của công dân được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005.
Chính vì lẽ đó, hầu hết các ý kiến khi được hỏi đều “bỏ phiếu chống” đối với quy định này, đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ Công an cần xem xét, hủy bỏ quy định này. Vì thực tế, không chỉ những văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư mà ngay cả các văn bản luật như Hiến pháp và luật nếu trong quá trình thực thi không phù hợp, không điều chỉnh được các quan hệ xã hội mới phát sinh thì cũng phải chỉnh sửa.
Như đã thông tin, sau khi PLVN phát hiện, đăng tải loạt bài nói về những bất hợp lý của mẫu CMND mới, ngày 10/8/2012 Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có văn bản số 151/KTrVB kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, trong đó nhấn mạnh: “Nếu xét thấy cần thiết, Bộ trưởng có thể đề nghị Chính phủ xem xét nội dung quy định về việc ghi tên cha, mẹ của công dân vào CMND tại Nghị định số 05 và Nghị định số 170”.
Vẫn vấn đề này, một số ý kiến cho rằng, Bộ Công an là cơ quan dự thảo Nghị định và ký ban hành Thông tư 27, vì vậy phải thẳng thắn đề xuất sửa đổi nếu thấy không ổn. Bộ Công an có thể kiến nghị sửa một điều hoặc một số điều trong Nghị định và theo đó Thông tư 27 cũng sẽ phải thay đổi.
Tuy nhiên, Bộ Công an cũng có thể có quyền bảo lưu quan điểm của mình và khi ấy, trách nhiệm sẽ thuộc về Bộ Tư pháp - cơ quan có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ về vấn đề thi hành và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Tuấn Anh – Thanh Quý

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.