Bình Định: Thực hiện nghiêm phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thi hành án dân sự

(PLVN) -Năm 2021 Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định đã triển khai, thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trong các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS)

Quán triệt, thực hiện thường xuyên các qui định về PCTNTC

Để thực hiện đầy đủ các qui định về PCTNTC, Cục THADS tỉnh thường xuyên tổ chức triển khai, học tập, quán triệt thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng (PCTNTC), như: Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018; Nghi định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ qui định chi tiết một số Điều và các biện pháp thi hành Luật phòng chống tham nhũng; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tăng cường phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên... Nhờ đó, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện một cách nghiêm túc, tạo được nề nếp, ý thức, trách nhiệm trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong hệ thống.

Tăng cường theo dõi, kiểm tra

Đây là một trong những nội dung được xác định cụ thể trong triển khai thực hiện kế hoạch công tác của các cơ quan Thi hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đặt mục tiêu không chỉ triển khai thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án mà phải đảm bảo thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các cơ quan Thi hành án dân sự. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Lãnh đạo Cục đã tập trung chỉ đạo sát sao và thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra hoạt động tổ chức thi hành án dân sự, nhất là khâu xác minh, phân loại án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, việc kê biên, xử lý tài sản và thu chi tiền thi hành án. Đặc biệt, đã chỉ đạo thực hiện việc rà soát, lập danh sách, kế hoạch, phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc thi hành án có điều kiện thi hành; các vụ việc nhiều năm chưa thi hành xong, có số tiền phải thi hành lớn; vụ việc trọng điểm, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, các vụ việc có khó khăn, phức tạp, kéo dài. Tập trung chỉ đạo tổ chức thi hành có hiệu quả các khoản thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, đảm bảo hàng năm tỷ lệ thu hồi tiền tài sản bị chiếm đoạt đạt trên 60%; thực hiện tốt Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; chỉ đạo Chấp hành viên thực hiên nghiêm, đầy đủ các trình tự, thủ tục qui định về lựa chọn những tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản tài sản, chú trọng về năng lực, uy tín nhằm đảm bảo thực hiện đúng các qui định của pháp luật khi thẩm định giá, bán đấu giá tài sản kê biên; giám sát chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực trong thi hành án, nhất là giai đoạn thẩm định giá, bán đầu giá.

Theo dõi các công việc mang tính nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực

Quán triệt thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tiêu cực, nhất là các công việc mang tính nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thường xuyên chỉ đạo, theo dõi thực hiện các quy trình trong công tác cán bộ, công khai kết quả quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan Thi hành án dân sự, đảm bảo các tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác công tác đánh giá, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, kỷ luật công chức theo phân cấp của Tổng cục THADS. Thực hiện công khai trong đánh giá, xếp loại, xét thi đua khen thưởng, bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác, đúng quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, người lao động, nhằm sử dụng hiệu quả chi thường xuyên, góp phần cải cách chính sách tiền lương. Chỉ đạo công chức, người lao động, nhất là những chức danh theo qui định thực hiện đúng, đầy đủ việc kê khai tài sản, thu nhập định kỳ; thường xuyên theo dõi, kiểm soát tài sản, thu nhập theo đúng quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ.

Triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác tài chính, kế hoạch, kinh phí, phù hợp với các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra hàng năm của Tổng cục Thi hành án dân sự, kế hoạch công tác hàng năm của Hệ thống Thi hành án dân sự tỉnh. Thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; xây dựng các quy chế để quản lý chặt chẽ kinh phí cấp, các nguồn thu, chi ngân sách Nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí để cải thiện đời sống cho công chức, người lao động. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư và giải ngân vốn, đảm bảo hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư xây dựng được phân bổ; các công trình, dự án đã được triển khai trong năm đều hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Thực hiện chặt chẽ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chống lãng phí trong việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung thuộc thẩm quyền do Tổng cục THADS phân cấp. Chú trọng trong việc phân công, sắp xếp công việc hợp lý, bảo đảm đúng người, đúng việc, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của đơn vị. Kịp thời phối hợp, thông tin đầy đủ, chính xác các vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị, nhất là những vấn đề nổi cộm; chủ động nắm bắt thông tin, dư luận báo chí để có giải pháp, biện pháp phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong đơn vị; đảm bảo mọi công việc khi triển khai thực hiện đều công khai, khách quan, đúng qui định, góp phần hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự.

Tin cùng chuyên mục

Chấp hành viên phối hợp các ngành chức năng để thực hiện nhiệm vụ (ảnh minh họa).

Gian nan thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

(PLVN) - Đương sự chống đối, không hợp tác; tài sản có thay đổi đáng kể về hiện trạng so với thời điểm tổ chức kê biên; đương sự không thống nhất về giá thẩm định, có nhiều đơn khiếu nại… là những khó khăn mà cơ quan thi hành án dân sự (THADS) thường phải đối mặt khi tiến hành thẩm định giá tài sản thi hành án.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH điện tử thông minh TCL tổ chức Chương trình thiện nguyện tại Trạm ra đa 31, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân và tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản trong công tác thi hành án dân sự

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 11/3, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác THADS”. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS và ông Onishi Hiromichi, chuyên gia dài hạn của Dự án JICA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.