Bình chọn qua tin nhắn: Sự công bằng lùi xa?

Bình chọn qua tin nhắn đã trở nên phổ biến trong các cuộc thi truyền hình. Hình thức này có nhiều tiện ích. Ttuy nhiên, đòi hỏi tính công bằng trong kết quả khi bình chọn qua tin nhắn có vẻ là điều khó...

Bình chọn qua tin nhắn đã trở nên phổ biến trong các cuộc thi truyền hình. Hình thức này có nhiều tiện ích. Tuy nhiên, đòi hỏi tính công bằng trong kết quả khi bình chọn qua tin nhắn có vẻ là điều khó...

Thiếu tin nhắn bình chọn, Trần My Anh, thí sinh Tài năng Việt đã bị loại, dù nhận nhiều khen ngợi của Ban giám khảo.
Thiếu tin nhắn bình chọn, Trần My Anh, thí sinh Tài năng Việt đã bị loại, dù nhận nhiều khen ngợi của Ban giám khảo.
“Quyền được biết” bị cho qua
Điểm mặt các chương trình truyền hình nổi trội gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy, bình chọn qua tin nhắn trở thành một phần không thể thiếu trên con đường xác định các ứng viên, và thậm chí quyết định cả kết qủa cuối cùng .Các chương trình truyền hình đang nóng sốt như “Tìm kiếm tài năng Việt”, “Bước nhảy hoàn vũ” cho đến các cuộc thi âm nhạc như “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol”, rồi “Bài hát Việt”, “Bài hát yêu thích”...
Ngay cả những chương trình ít nhận được sự quan tâm như “Liên hoan tiếng hát Đông Nam Á” vừa qua cũng có sự góp mặt của cách thức bình chọn qua tin nhắn. Việc có thêm phần bình chọn qua tin nhắn trong các cuộc thi là xu hướng chung của truyền hình thực tế trên thế giới,với khá nhiều ưu điểm như công chúng hóa các cuộc thi, tạo nên thế “ba chân” giám khảo - thí sinh - khán giả đầy thu hút, và nhất là nó đem lại cho nhà tổ chức một nguồn thu rất lớn vì phí nhắn tin bình chọn bao giờ cũng cao gấp 10 - 30 lần chi phí tin nhắn thông thường.
Tuy nhiên, có một điểm chung đáng lưu ý là tại Việt Nam hầu hết các chương trình lớn có hình thức bình chọn này sớm muộn đều xảy ra những lùm xùm, điều tiếng không đáng. Hầu hết đều xuất phát từ thắc mắc, không hài lòng và phản ứng trái chiều về kết quả công bố mà bình chọn mang lại. Nguyên do nói chung lại  cũng vì sự “thiếu minh bạch” mà ra.
Nếu như tại các chương trình truyền hình thực tế, các cuộc thi qua truyền hình trên thế giới, điều không thể thiếu khi công bố kết qủa, đó là số tin nhắn bầu chọn cụ thể. Tại Việt Nam, ít có cuộc thi nào làm được điều này. “Tìm kiếm tài năng Việt”, cuộc thi “nóng hổi” trên truyền hình thời gian gần đây cũng dành hẳn 2/3 quyết định tài năng vào vòng chung kết. Hầu hết kết quả đều không gây bàn cãi.
Tuy nhiên, việc không công bố số lượng cụ thể phiếu bình chọn cũng gây không ít thắc mắc cho công chúng. Rất nhiều chương trình khác, chi tiết này cũng luôn được “cho qua”. Tất nhiên là điều này không công bằng cho khán giả lẫn thí sinh, vì họ có “quyền được biết”. Ở một khía cạnh khác, sự thiếu minh bạch này còn có khả năng đưa ban tổ chức vào "thế bí", vì khi cơm lành canh ngọt thì không nói làm gì, nhưng đến lúc có dư luận trái chiều thì cái cớ lớn nhất cho sự phản ứng chính là việc thiếu công bố thông tin cụ thể.
“Chênh” giữa trực tiếp và gián tiếp
Có nhiều kết qủa bình chọn hợp lẽ, nhưng cũng không ít khi, kết quả bình chọn khiến các vị giám khảo phải chưng hửng Nhiều lúc, có vị giám khảo phải thốt lên “Tôi không hiểu các bạn khản giá đánh giá theo tiêu chí nào?”, hoặc “năn nỉ”: “Chúng tôi mong rằng khán giả hãy thật công tâm, cân nhắc khi bình chọn, đừng nên quá cảm tính...”.
Tại đêm bán kết hai cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Việt”, về trường hợp của thí sinh trẻ Phương My nhận được ít phiếu bầu và phải ở lại, giám khảo nổi tiếng kiệm lời Huy Tuấn cũng phải lên tiếng: “Có lẽ khán giả nghĩ rằng Phương My trình diễn quá tốt, chắc chắn nhận được nhiều phiếu bình chọn nên dành phiếu cho thí sinh khác chăng? Tôi mong khán giả bình chọn cho sở thích của mình chứ đừng vì lý do nào khác”.
Tuy nhiên, có một lý do nữa ít được để ý đến, đó là việc có một độ chênh lệch nhất định trong cảm thụ của người xem biểu diễn trực tiếp và người xem qua truyền hình tại các chương trình thực tế. Người xem trực tiếp, trong đó có cả Ban giám khảo sẽ được thấy những gì thật, mộc nhất vì có dịp quan sát kĩ, ngồi trực tiếp tại trường quay. Còn cảm nhận của khán giả truyền hình phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: âm thanh được phát lại, hình ảnh được truyền, độ nét, độ “bắt” sân khấu...
Nghệ sĩ Thành Lộc cũng khẳng định điều này trong đêm công bố kết quả bình chọn “Tìm kiếm tài năng Việt” bán kết 2: “Cảm nhận của các bạn xem truyền hình chắc chắn sẽ khác với chúng tôi ngồi đây: Chúng tôi được tận mắt chứng kiến những đường uyển chuyển khi Hoài Yên múa bụng, màn nuốt  rắn đáng sợ của nhóm Bảo Cường. Các bạn có lẽ sẽ không nhìn rõ những chi tiết. Chính vì thế, kết quả bình chọn sẽ phần nào bị ảnh hưởng”.
Ngoài những lý do trên, một số nguyên do khác khiến công chúng ít khi hoàn toàn tin vào kết qủa bình chọn, đó là nhiều thí sinh chưa hẳn có khả năng hơn bạn cùng thi, nhưng biết tạo hiệu ứng, biết đánh trúng tâm lý dư luận, hoặc dù không được khán giả yêu thích cho lắm, vẫn nhận số phiếu bình chọn cao ngất vì có người “vận động hành lang”, bản thân và gia đình bỏ tiền mua tin...

Ngọc Mai

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.