Bí thư TP.HCM: Sẽ mở cửa dần, không thể giãn cách nghiêm ngặt mãi được

Bí thư TP.HCM: Sẽ mở cửa dần, không thể giãn cách nghiêm ngặt mãi được
Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, không thể thực hiện giãn cách triệt để, nghiêm ngặt mãi được. Muốn mở dần ra, phải tập thói quen sống trong trạng thái bình thường mới là tình trạng có dịch.

Sáng 5/9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã có buổi làm việc với quận 7, một trong hai địa phương đầu tiên ở thành phố công bố đã kiểm soát được dịch bệnh.

Bên lề buổi làm việc, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã có trao đổi với báo chí về việc thí điểm mở cửa dần, để phục hồi nền kinh tế trong trạng thái có dịch.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc với quận 7
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc với quận 7

Theo ông, TP đang trong quá trình nghiên cứu và đang giao quận 7 làm điểm mô hình mở cửa kinh tế. Ông Nên cho rằng đại dịch này chưa có tiền lệ và cũng chưa có bài học gì trước cả, khi nó xảy ra buộc TP phải ứng phó.

"Chúng ta không thể thực hiện giãn cách triệt để, nghiêm ngặt mãi được. Đây là điều chắc chắn, không thể chịu nổi được"

Bên cạnh đó, ông Nên nhắc lại lời Thủ tướng và khẳng định không thể quét sạch F0. Vậy nên thành phố cần tính toán phương án sống trong điều kiện mới, điều kiện có dịch.

"Nó giống như sống chung với lũ, mà sống chung với lũ thì phải tôn nhà lên cao, phải biết bơi' - lời Bí thư Nên.

Sống chung với dịch phải có vắc xin, có thuốc và có tâm thế, ý thức. Nghĩa là chúng ta phải vũ trang cho người dân như là một chiến sĩ để tự chiến đấu với dịch bệnh. Phải giữ được khoảng cách, phải sống chậm lại một chút.

Để làm được điều đó, theo ông Nên ngoài chuyện thực hiện 5K, người dân nên thực hiện 7K, bao gồm: “Khẩu trang - Khoảng cách - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế - Không khí trong lành - Khỏe mạnh”. Bên cạnh, mọi người cũng phải thực hiện 3T là “Tự phát hiện - Tự cách ly - Tự điều trị”.

Qua đó, ông khẳng định, trở lại trạng thái bình thường mới khi có dịch trước hết là tâm thế, thói quen sống của từng người dân là cực kỳ quan trọng.

Thêm nữa, phải củng cố hệ thống y tế đủ mạnh, khi có những điều đó TP mới yên tâm sản xuất. Chúng ta không thể chỉ lo dịch mà không sản xuất, nếu như vậy chúng ta sẽ chết trước khi chết vì dịch. Cho nên, phải bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế, không để nó lụn bại.

Do đó, phải thực hiện mục tiêu kép, sản xuất an toàn, đảm bảo cho được mức độ có thể.

Cũng theo ông Nên, TP.HCM đặc thù là 80% kinh tế dịch vụ, không giống các địa phương khác. Chỉ cần đóng cửa một thời gian ngắn thì nhiều người sẽ gặp khó khăn, phải trợ cấp liền. Có những người không có bếp ăn trong nhà, đi làm về tới ghé đâu đó ăn rồi về ngủ luôn. Mà họ sống quanh năm suốt tháng như vậy, nên hệ thống dịch vụ mà đóng thì tắt ngay cả chuỗi luôn.

"Vậy thì mở, nhưng nếu mở không khéo, không quản được thì sinh chuyện lây nhiễm trở lại. Còn muốn mở thì phải chậm, chắc, mở tới đâu quản tới đó", ông Nên lưu ý.

Ông cho rằng, khi mở thì phải quản lý người tham gia ngoài xã hội và phải quản lý bằng công nghệ.

Quận 7 đề xuất mở cửa một số hoạt động

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng, quận 7 đã đi trước trong kiểm soát dịch thì sẽ đầu tư để đi trước, lấy làm mô hình điểm. Cụ thể là đầu tư vắc xin cao nhất có thể, thuốc, hệ thống y tế...

Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7 cho biết, công tác phòng chống dịch trên địa bàn vận hành theo cơ chế ban chỉ huy thống nhất; công tác triển khai nhịp nhàng, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm…

Chủ tịch UBND quận 7 báo cáo tại buổi làm việc
Chủ tịch UBND quận 7 báo cáo tại buổi làm việc

Quận 7 xác định kiểm soát dịch bệnh theo 3 tiêu chí: quản lý F0 trên địa bàn, tỷ lệ tiêm vắc xin và đánh giá vùng nguy cơ.

Theo ông Tuấn Anh, tỷ lệ tử vong của quận những ngày gần đây giảm, hơn 99% người dân đã được tiêm mũi 1, khoảng 9,5% người dân đã tiêm mũi 2 và hơn 4.000 người nước ngoài được tiêm.

Quận cũng đánh giá 3 lần để xác định vùng nguy cơ. Đến nay, toàn quận có 747 tổ dân phố; trong đó có 191 tổ dân phố vùng đỏ (chiếm 25,5%), 47 tổ dân phố vùng cam (chiếm 6,3%), 100 tổ dân phố vùng vàng (chiếm 13,4%) và 409 tổ dân phố vùng xanh (chiếm 54,5%). Hiện vùng xanh và vùng vàng không còn F0, quận không có điểm phong tỏa, vùng xanh tăng lên 68%.

Nhân rộng hộ kinh doanh "xanh"

Với những tiêu chí như trên, quận 7 đã lập trung tâm nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn bình thường mới. Trong phương án khôi phục kinh tế, Chủ tịch UBND quận cho biết, dự kiến từ 20/9 sẽ hoạt động trở lại đối với mặt hàng kinh doanh thiết yếu và kinh doanh đường phố. Điều kiện để mở cửa là tiêm vắc xin 2 mũi, hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ, tuân thủ 5K.

Trong thời gian đầu, quận sẽ hạn chế thời gian hoạt động từ 6 – 18h hằng ngày, khuyến khích bán hàng online.

“Việc mở cửa trở lại sẽ thực hiện từng bước, từng ngành nghề theo lộ trình. Tương tự, chợ truyền thống khi hoạt động trở lại cũng phải có phương án cụ thể, đảm bảo phân luồng, có thể hoạt động theo ngày chẵn, ngày lẻ… Hộ kinh doanh đạt tiêu chí thì gắn bảng hộ kinh doanh “xanh” hoặc hộ kinh doanh an toàn”, ông Hoàng Minh Tuấn Anh cho biết.

Về vắc xin, quận đề nghị bổ sung kịp thời để tiêm cho người nước ngoài, công nhân, người tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và những trường hợp đã đủ thời gian khoảng cách giữa 2 mũi với số lượng hơn 178.000 liều.

Đồng thời, bổ sung thuốc điều trị, chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân F0; bổ sung nhân lực có chuyên môn về y tế, máy móc, vật tư, trang thiết bị để vận hành có hiệu quả Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1 giai đoạn 2 dự kiến 600 giường.

Từ việc huyện Củ Chi và quận 7 công bố kiểm soát được dịch, Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP chọn hai địa phương này làm hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP sau 15/9.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.