Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai: Chuyển đổi công nghệ là nhu cầu bức bách

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại Hội thảo.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại Hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Nếu không sớm chuyển đổi công nghệ, không thấy đây là nhu cầu bức bách, Đồng Nai sẽ còn tiếp tục thua kém các tỉnh, thành khác" - đó là cảnh báo của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh trong Hội thảo Thực trạng và giải pháp chuyển đổi công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp Đồng Nai, tổ chức ngày 2/7.

“Công nghiệp Đồng Nai phát triển rất sớm và sở hữu nhiều vị trí đắc địa nhưng để tồn tại các khu công nghiệp (KCN) với những công nghệ lạc hậu như vậy là không thể chấp nhận được”, ông Lĩnh nói.

Hội thảo thực trạng và giải pháp chuyển đổi công nghệ thu hút sự tham dự của đông đảo đại biểu gồm lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, các khu công nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai xác định tầm quan trọng của việc chuyển đổi công nghệ trong phát triển công nghiệp là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các ngành công nghiệp của tỉnh cần đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.

Các đại biểu đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chuyển đổi công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp Đồng Nai. Trong đó tập trung đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ trong các ngành công nghiệp trên địa bàn; một số vấn đề về phát triển ngành công nghiệp theo hướng xanh, sạch, bền vững; giải pháp chuyển đổi công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn cho việc chuyển đổi số trong kinh tế xanh và phát triển bền vững và làm rõ chủ đề kinh tế số Đồng Nai "nắm bắt cơ hội, bứt phá phát triển".

Góp ý tại Hội thảo, PGS TS Đặng Xuân Cường, chuyên gia đến từ Trường Đại học Công Thương TP HCM đã trình bày giải pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp cho Đồng Nai. Theo ông Cường, phát triển kinh tế bền vững là “chìa khóa” để giải quyết những mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa các yếu tố xã hội, môi trường và kinh tế. Mục tiêu hướng đến sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Điểm nhấn trong giải pháp của ông Cường là việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản phẩm, hướng đến zero hóa chất thải và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Để đạt được mục tiêu này, đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt, đặc biệt là trong việc giảm phát thải khí nhà kính, nhất là CO2.

Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng Đồng Nai vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển và chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, Đồng Nai đã bị các địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương vượt mặt về số lượng KCN, trong khi dân số và diện tích lớn hơn. Về thu nội địa Đồng Nai vẫn không cao hơn cả Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi trừ đi nguồn thu từ dầu khí. Qua đó có thể thấy được Đồng Nai đang đứng đâu trong bản đồ phát triển công nghiệp. Ông Lĩnh nhận định, với vị trí đắc địa thu hút các nhà đầu tư khu có cảng Phước An, gần cảng Cái Mép và sở hữu sân bay quốc tế Long Thành cũng như 4 tuyến cao tốc đi qua. Vì vậy, không có lý do gì để Đồng Nai tồn tại một không gian mà các công nghệ lạc hậu trong các KCN trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.