Bệnh nhân ở Anh mắc COVID-19 trong 505 ngày liên tục

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nhà khoa học ngày 22/4 thông tin, một bệnh nhân người Anh có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, mắc COVID-19 dai dẳng gần 1 năm rưỡi.

Theo AP, vẫn chưa chắc chắn đây có phải là trường hợp nhiễm COVID-19 lâu nhất hay không vì không phải ai cũng được xét nghiệm thường xuyên như bệnh nhân này.

“Nhưng với 505 ngày, đây chắc chắn là thời gian mắc bệnh được báo cáo lâu nhất”, Tiến sĩ Luke Blagdon Snell - chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Quỹ Guy's & St. Thomas, trực thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) cho biết.

Đội ngũ của ông Snell dự kiến báo cáo một số trường hợp mắc COVID-19 dai dẳng tại cuộc họp về các bệnh truyền nhiễm ở Bồ Đào Nha vào cuối tuần này.

Trước đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu những đột biến nào xuất hiện và liệu các biến thể có tiến hóa hay không ở những người mắc COVID-19 lâu dài. Họ đã xem xét 9 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong ít nhất 8 tuần. Tất cả đều bị suy yếu miễn dịch do cấy ghép nội tạng, nhiễm HIV, ung thư hoặc điều trị các bệnh khác.

Các lần xét nghiệm liên tục cho thấy tình trạng nhiễm COVID-19 của họ kéo dài trung bình 73 ngày. Có hai người đã dương tính với virus trong hơn 1 năm. Trước đó, theo các nhà nghiên cứu, trường hợp xét nghiệm PCR dương tính lâu nhất là 335 ngày.

Có 5 bệnh nhân vẫn sống sót. Trong đó, 2 người đã khỏi bệnh mà không cần điều trị, 2 người đã qua khỏi sau thời gian được điều trị và một người vẫn còn mắc bệnh. Ở lần tái khám cuối cùng vào đầu năm nay, tình trạng bệnh của người này đã kéo dài 412 ngày.

“Đối với các ca mắc COVID-19 kéo dài, các chuyên gia thường cho rằng virus đã được loại khỏi cơ thể nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại. Còn ở người mắc bệnh dai dẳng, virus vẫn tiếp tục nhân lên, kết quả xét nghiệm dương tính", Tiến sĩ Snell nói.

Mỗi lần xét nghiệm, các chuyên gia phân tích mã di truyền của virus để đảm bảo chúng cùng một chủng, người bệnh không mắc COVID-19 quá một lần. Tuy nhiên, kết quả giải trình tự gene cho thấy virus đã biến đổi theo thời gian.

Theo ông Snell, các biến thể ở những bệnh nhân mắc COVID-19 dai dẳng trùng khớp với các biến thể đang lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Dù vậy, không bệnh nhân nào sinh ra các đột biến đáng lo ngại, không có bằng chứng cho thấy họ lây bệnh cho người khác.

Các chuyên gia hy vọng sẽ có nhiều phương pháp điều trị dành cho những người nhiễm virus dai dẳng. Dù các trường hợp này rất hiếm, nó vẫn là mối lo ngại nhóm có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt khi nhiều quốc gia bắt đầu gỡ bỏ quy định về khẩu trang.

“Đeo khẩu trang tại nơi công cộng là một cách bảo vệ người khác”, ông Shell nói.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.