Bến Tre: Phát huy tinh thần Đồng Khởi trong phát triển kinh tế - xã hội

Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực ĐBSCL. (Ảnh: T. Nghĩa)
Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực ĐBSCL. (Ảnh: T. Nghĩa)
(PLVN) - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực ĐBSCL vào năm 2025. Tầm nhìn 2030 nằm trong top 30 của cả nước; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỉnh và thành phố Bến Tre đảm bảo tự cân đối thu – chi ngân sách.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng

Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 30/4/1975, Bến Tre cùng cả nước bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương. Năm 1977, Bến Tre tổ chức Đại hội lần thứ nhất, từ đó đến nay đã trải qua 10 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại hội là một dấu mốc quan trọng ghi lại chặng đường phát triển của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đạt được trong xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 - 16/10/2020 tại Hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre với 400 đại biểu tham dự. Trong đó, 350 đại biểu chính thức và 50 đại biểu khách mời. Đại hội được tiến hành theo phương châm: Dân chủ - Kỷ cương – Đồng thuận – Sáng tạo – Phát triển và chủ đề “Phát huy sức mạnh đoàn kết nhân dân, tinh thần Đồng Khởi; tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển Bến Tre về hướng Đông; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu xây dựng Bến Tre thành tỉnh phát triển khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030”.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Bến Tre từng bước lớn mạnh, trưởng thành, thực hiện tốt phương châm: Toàn Đảng làm công tác tư tưởng, toàn hệ thống chính trị làm công tác tuyên truyền; tăng cường công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đối với cơ sở thông qua việc phân công cán bộ tỉnh, huyện theo dõi, hỗ trợ cơ sở; lãnh đạo nhân dân đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 

Trong 5 năm qua, kinh tế tỉnh Bến Tre đạt tốc độ tăng trưởng khá, một số lĩnh vực phát triển nhanh. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 43,6 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Ngành công nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng khá. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế, đạt 45,7%. Thị trường xuất khẩu mở rộng trên 126 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.074 triệu USD, tăng 12,8%/ năm. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 2,36 lần, vốn đầu tư trong nước tăng 4,28 lần so với nhiệm kỳ trước.

Ngành nông nghiệp được đầu tư và phát triển toàn diện, thực hiện chuỗi giá trị liên kết phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó, nổi bật nhất là lĩnh vực thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất (53,5%). Cây ăn trái được chuyển đổi theo hướng chuyên canh, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, gắn với phát triển du lịch.

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân hàng năm là 11,6%/ năm, trong đó, công nghiệp chế biến và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; công tác hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến công, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống đều được chú trọng và nâng cao giá trị.

Bên cạnh đó, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả. Ngày 5/10/2020, huyện Chợ Lách được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2020. Không những thế, chương trình OCOP được triển khai tại các xã đạt hiệu quả cao. Đến nay, Bến Tre hiện có 59 sản phẩm OCOP, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao, 25 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao theo Bộ Tiêu chí Trung ương của 28 chủ thể sản xuất. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 80 sản phẩm cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên.

Để đạt được những thành quả đó, Đảng bộ tỉnh Bến Tre luôn bám sát phương châm “Dân chủ - Kỷ cương – Đoàn kết – Năng động – Đổi mới”, nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội như: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị và liên kết phát triển bền vững; vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm; Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp… được cả hệ thống chính trị, nhân dân quan tâm thực hiện. Do đó, đời sống, tinh thần của nhân dân được cải thiện; chính sách xã hội được đảm bảo. Đáng chú ý, chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ được thực hiện tốt; nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,62%/ năm.

Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tỉnh Bến Tre luôn thể hiện quyết tâm, khát vọng vươn lên, vượt qua thách thức để phát triển, hội nhập cùng các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và cả nước.

Lấy du lịch làm mũi nhọn

Tại nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh Bến Tre đã đặt chỉ tiêu phấn đấu GRDP bình quân đạt từ 8,5 – 9,5%/ năm; Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng, tiến tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thành phố Bến Tre, huyện Chợ Lách đạt nông thôn mới nâng cao; giải quyết cho 18 – 20 nghìn lao động hàng năm. Tầm nhìn đến năm 2030, Bến Tre thuộc top 30 của cả nước, du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tỉnh và thành phố Bến Tre đảm bảo tự cân đối thu – chi ngân sách.

Để đạt những chỉ tiêu đã đề ra, bên cạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng bộ tỉnh Bến Tre nhận định trong 5 năm tới cần phát triển kinh tế nhanh theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, tập trung nguồn lực phát triển toàn diện kinh tế biển, mở rộng không gian phát triển về hướng Đông; tạo đột phá, gắn với chiến lược phát triển Quốc gia và vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, cần khơi dậy tinh thần Đồng Khởi trong mỗi người dân Bến Tre; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng sản phẩm. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, lấy sự ổn định xã hội làm mục tiêu và thước đo cho sự phát triển.

Cùng với đó, tỉnh Bến Tre đã đề ra 19 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và các công trình trọng điểm chủ yếu. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được xác định gồm: Công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, hệ thống chính trị tinh gọn cùng đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy được ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, cần nỗ lực xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện, khơi dậy tinh thần, khát vọng vươn lên làm cuộc “Đồng khởi mới” trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống cho nhân dân; lấy phát triển nông nghiệp sạch, hiệu quả là nền tảng, phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng và xây dựng đô thị là động lực tăng trưởng.

Đồng thời, hoàn thành quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 gắn với định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông, liên kết vùng và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân vững mạnh, đảm bảo môi trường xã hội ổn định an toàn cho người dân.

Để tạo đột phá trong thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa – xã hội, trong nhiệm kỳ tới, Bến Tre cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cơ chế, chính sách phù hợp. Phấn đấu đưa chỉ số cải cách hành chính vào nhóm 20 của cả nước. Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, cấp nước, giao thông, logistics, đô thị, phấn đấu hình thành giai đoạn 1 tuyến động lực ven biển; phát triển nguồn nhân lực, tập trung xây dựng nhân lực khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phấn đấu 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã có 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là bước đệm để Bến Tre tự tin phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cao hơn của thời gian sắp tới.  Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Bến Tre tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặt ra các tiêu chí cụ thể để hoàn thành, phấn đấu 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, thành phố Bến Tre, Chợ Lách đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành phố Bến Tre cơ bản đạt chuẩn đô thị loại I); giải quyết việc làm cho 18-20 nghìn lao động; tỷ lệ giảm nghèo bình quân 1%-1,5%/năm; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt trên 70%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt trên 95%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đạt 80%; đồng thời hoàn thiện hệ thống thủy lợi, hạ tầng cấp nước chính, đảm bảo nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Không chỉ vậy, Bến Tre còn hướng tới tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và quản lý để tiến gần hơn với những dự định đã đề ra của tỉnh.

Nguyễn Phương

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng xét xử án hành chính

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa đặt câu hỏi chất vấn.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án sáng nay, 20/3, nhiều đại biểu quan tâm đến việc nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 1)

Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ sáu khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW.
(PLVN) -  Bên cạnh việc còn thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn… thì còn tình trạng văn bản luật thiếu quy định cụ thể, hay phải sửa đổi, bổ sung, “tuổi thọ” của luật không cao, dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả khi đưa pháp luật vào cuộc sống. Đó là một thực tế đã được nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia pháp lý chỉ ra.

Các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng: Đảm bảo thu hồi tài sản bị chiếm đoạt

Kê biên, phong tỏa được khối lượng tài sản lớn trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu ở Đồng Nai.
(PLVN) -  Quá trình giải quyết, các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đồng thời, chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Tiếp tục tôn vinh những “sứ giả” Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Bằng khen tặng tập thể và cá nhân của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có thành tích xuất sắc.
(PLVN) -  Dù lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng của cả Quân đội và Công an trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở nước ngoài nhưng hai đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo hình ảnh đẹp, lan tỏa sâu rộng đến nhân dân cả nước.

Đà Lạt sẽ được gỡ vướng quy hoạch

Một góc TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
(PLVN) - TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tương lai được mở rộng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930 ha và là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Hạnh phúc của những bác sĩ mũ nồi xanh nơi xứ người

Các cán bộ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2.3 chụp ảnh kỷ niệm trước khi lên máy bay khởi hành đi Cộng hòa Nam Sudan. ( Nguồn ảnh: Báo Dân trí)
(PLVN) - Đã bao ngày kể từ ngày những bác sĩ mũ nồi xanh đầu tiên lên đường làm nhiệm vụ nơi xứ người. Dù phải xa quê hương, xa gia đình với nhiều khó khăn, vất vả nhưng đối với những người đã và đang thực hiện nhiệm vụ cao cả trên thì đó là niềm hạnh phúc quý giá mà không phải bác sĩ nào cũng có được.

Khái niệm hạnh phúc trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Khái niệm hạnh phúc trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam
(PLVN) - Với dân tộc Việt Nam, khái niệm hạnh phúc mang một hàm nghĩa đặc biệt. “Hạnh phúc” ở đây không chỉ hướng đến những niềm vui, nỗi buồn của cá nhân mà là mang theo cả cống hiến, cả hy sinh, cả đắp xây. Bởi mỗi một hạnh phúc đơn sơ của mỗi một con người bé nhỏ, đều hòa vào dòng sông lớn của lịch sử dân tộc.

Báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Các đại biểu tham gia Hội thảo "AI và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn".
(PLVN) - "Chuyển đổi số đã, đang là xu thế tất yếu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay. Là lĩnh vực phản ứng nhạy bén với mọi biến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia...", Nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Đề nghị 19 tập đoàn, TCty nhà nước đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị 19 tập đoàn, Tổng công ty (TCty) nhà nước nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị với tài sản, nguồn vốn của Nhà nước, đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả...

Đại tướng Chu Huy Mân: Vị tướng văn - võ toàn tài

Thượng tướng Chu Huy Mân (tháng 11/1977) thăm hỏi các cán bộ quân đội sắp đi công tác về các tỉnh miền núi.
(PLVN) -  Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023), sáng qua (17/3), Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: “Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An”.

Công tác cứu nạn, cứu hộ: Cấp bách hoàn thiện thể chế, chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các chiến sĩ trong Đoàn công tác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 17/3, chủ trì cuộc gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong Đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đối với công tác cứu nạn, cứu hộ là yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.