“Số phận”bết bát của dự án khách sạn 5 sao trên nền nhà tang lễ

(PLO) - Ít người biết rằng, tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng… cho các chính khách quốc tế và cộng đồng các doanh nghiệp lại được xây dựng trên khu đất gần 10.000m2 của nhà tang lễ. Sau 11 năm được giao đất,  dự án này lại có số phận hết sức éo le và liên tục đổi vận…
“Số phận”bết bát của dự án khách sạn 5 sao trên nền nhà tang lễ
Theo đó, tháng 10/2002 UBND TP.Hà Nội có Quyết định số 7100 thu hồi 9.500m2 đất tại địa bàn xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) giao cho Cty TNHH Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương xây dựng Trung tâm tang lễ văn minh, với thời hạn thuê đất là 30 năm. 
Tuy nhiên, số phận nhà tang lễ này sau đó cũng “bốc khói”. Bởi đến tháng 11/2009, Công ty Địa ốc Dầu khí viễn thông trở thành ông chủ của khu đất này. Theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, doanh nghiệp có “họ” Dầu khí này được chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án tổ hợp công trình Nam Đàn Plaza.
Khi có trong tay khu đất, Công ty Địa ốc Dầu khí viễn thông quyết tâm thực hiện với tham vọng biến 9.500m2 đất nhà tang lễ trước đó thành trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và khách sạn 5 sao bởi những hành động cụ thể.
Tuy nhiên, tham vọng nói trên cũng bị bỏ lửng, bởi theo yêu cầu của UBND TP.Hà Nội, chủ đầu tư sau đó cũng đã làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang tổ hợp trung tâm thương mại kết hợp căn hộ để ở. Giới thiệu của chủ đầu tư lúc đó cho thấy, dự án Nam Đàn Plaza gồm 2 tòa tháp cao 54 tầng với khoảng hơn 1000 căn hộ, đảm bảo là nơi an cư lý tưởng với các dịch vụ tiện ích hàng đầu cho các cư dân. 
Dự án Nam Đàn Plaza “chính thức” nổi tiếng khi có vụ lừa đảo đất dự án Thanh Hà do Cienco5 làm chủ đầu tư bị phát giác. Trước đó, Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5 - đơn vị huy động vốn trái phép vào khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội) - khẳng định đã thỏa thuận xong với Cienco 5 Land để họ được quyền đầu tư vào dự án. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư dự án này đã phủ nhận thông tin nói trên. 
Nhằm trấn an khách hàng, khi chưa bị khởi tố, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5 Lê Hòa Bình đã gợi ý khách hàng đã góp vốn vào dự án Thanh Hà có thể chuyển hướng đầu tư sang dự án Nam Đàn Plaza và sẽ được ưu tiên với giá gốc. Ông Bình khẳng định, dự án này có tổng vốn đầu tư 3.900 tỷ đồng. Công ty 1/5 là một trong những cổ đông góp vốn chính thức, đã được giải phóng xong mặt bằng, có giấy phép xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
Thực tế, “số phận” bết bát của Nam Đàn Plaza chưa dừng lại ở đó. Sau những ngày nổi sóng trên thị trường với những thông tin giao dịch nóng sốt, dự án này bắt đầu rơi vào vòng xoáy của đợt xuống dốc không phanh của thị trường bất động sản. 
Ghi nhận của phóng viên những ngày đầu tháng 11/2013 cho thấy, cả khu đất dự án giờ đang được sử dụng vào mục đích khác. Dấu hiệu là nơi ăn chơi của các “chính khách quốc tế” như mục đích ban đầu hiện nay chỉ là những tấm biển được dựng lên trước đó. Khu đất này liên tục “đổi vận” từ công trình hàng nghìn tỷ bằng những hợp đồng cho thuê nhỏ lẻ với các cá nhân bên ngoài. 
Hiện tại, bên trong khu đất hoàn toàn không có bất cứ công trình nào được xây dựng. Để tránh lãng phí, trước đó gần 1ha đất của dự án đã được chia nhỏ làm sân bóng đá. Hiện nay, sân bóng trong khu đất đã được dời đi, thay thế vào đó là gara sửa chữa ô tô được cho thuê vô tội vạ.
Được giao đất từ năm 2002, đến nay đã hơn 10 năm trôi qua nhưng khu đất vàng tại địa bàn huyện Từ Liêm vẫn trong tình trạng im ắng, mặc cho các cuộc thanh, kiểm tra của các sở, ban, ngành của Hà Nội vẫn được tiến hành hàng năm.                       
Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.