Nhà giá rẻ bùng nổ cạnh tranh khi có vốn ưu đãi

(PLO) - Các rào cản thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ 30.000 tỷ đang dần được gỡ bỏ, giúp thị trường bất động sản hưng phấn hơn. Song, để tiếp cận nguồn vốn này các doanh nghiệp phải tính đến mức giá cạnh tranh hơn trong chính phân khúc bình dân.
Cạnh tranh nhà giá rẻ sẽ bùng nổ
Cạnh tranh nhà giá rẻ sẽ bùng nổ
Đường mở rộng hơn
Kể từ khi triển khai, chưa bao giờ gói hỗ trợ 30.000 tỷ có được thông tin tích cực và khẩn trương trong việc giải ngân như thời điểm này. Từng lớp “rào” được dỡ bỏ, đường mới cũng được giải phóng để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ - vốn đã treo gần một năm nay.
Trước hết, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đã chủ động nới điều kiện cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Theo đó, lãi suất cho vay từ gói tín dụng này đã hạ xuống còn 5%/năm, cùng với việc đơn giản các thủ tục trong quy trình xác định mở rộng đối tượng được vay vốn. Đây là những hỗ trợ tương đối tích cực đối với người mua nhà, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
Mới đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã kiến nghị Chính phủ nên chấp thuận cho các dự án nhà ở thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, đang xây dựng dở dang được vay vốn gói 30.000 tỷ. Đối với người dân, Bộ Xây dựng nên cho phép người mua nhà ở xã hội được nhận ngay Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và được chuyển nhượng khi có giấy chứng nhận này.
Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định tăng thêm số các ngân hàng cổ phần được tham gia giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, đồng thời chú trọng các giải pháp tạo nguồn vốn dài hạn như phát triển các quỹ tín thác, quỹ đầu tư bất động sản.
Một thông tin khích lệ người dân và doanh nghiệp là chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Như vậy, nguồn tiền này cũng không còn phải quá xa vời, ít nhất là về mặt tinh thần.
Cạnh tranh mạnh ở phân khúc bình dân
Dù đang được xem là có lợi thế trên thị trường nhưng các dự án trong phân khúc căn hộ bình dân sẽ phải cạnh tranh quyết liệt hơn trong thời gian tới. Những dự án muốn sống được phải gò mình sao cho tương thích để đáp ứng tiêu chí của gói 30.000 tỷ đồng, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 , diện tích dưới 70 m2. Như vậy, việc đổ xô đi làm nhà giá rẻ cũng là dấu hiệu cạnh tranh đầu tiên.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản, trong bối cảnh thị trường khó khăn, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã chấp nhận giảm giá mạnh nhằm hút dòng tiền ít ỏi đang nằm trong dân và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhà ở thương mại và nhà ở xã hội, năm 2014 sẽ xuất nhiều sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, năm 2013, phân khúc nhà giá từ 15-20 triệu đồng/m2 tuy chưa bán được nhiều, nhưng dự án tốt vẫn có người mua. Đấy là tín hiệu tốt. Năm 2014, phân khúc này sẽ giao dịch tốt hơn.
Ông Châu nói: “Những thông tin xoay quanh gói hỗ trợ 30.000 tỷ làm thị trường có thể lạc quan hơn, song cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải hành động để đưa ra những sản phẩm thích hợp nhất với thị trường. Riêng với nhà ở xã hội, hiện đã thu hút một lượng khách hàng của nhà ở thương mại; do vậy việc này sẽ tác động tích cực lên thị trường, buộc chủ đầu tư nhà thương mại phải giảm giá về mức hợp lý để cạnh tranh.”
Thị trường bất động sản năm 2014 là sự chạy đua của các chủ đầu tư theo các phân khúc mà người dân đang đợi hàng để mua, mà đại đa số người dân lại quan tâm tới các căn hộ trên dưới 1 tỷ đồng.
Theo Vietnamnet
Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.