Dừng cấp phép nhiều dự án để giải quyết tồn kho căn hộ chung cư

(PLO) - Theo thống kê của Bộ Xây dựng tính đến tháng cuối của quý II, lượng tồn kho bất động sản trong phân khúc nhà chung cư khoảng 17.445 căn hộ, tổng trị giá gần 26.512 tỉ đồng.
Hàng trăm các ngôi biệt thự đắp chiếu chờ bán
Hàng trăm các ngôi biệt thự đắp chiếu chờ bán
Theo nhận định của Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản trên địa bàn cả nước tiếp tục giảm. Hiện tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 83.519 tỷ đồng. Nếu so sánh với quý I/2013 thì con số này đã giảm 45.029 tỷ đồng, tương đương 35,03% và 938 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc năm 2013 (ước khoảng 11,58%). Chỉ so sánh tính với mốc giá trị tồn kho bất động sản của quý 1/2014 thì cũng đã giảm được 526 tỷ đồng. 
Theo đó, tồn kho bất động sản đọng trong phân khúc chung cư khoảng 17.445 căn hộ (26.512 tỷ đồng), tồn kho nhà thấp tầng ước 13.862 căn (23.620 tỷ đồng), tồn kho đất nền nhà ở hơn 8,9 triệu m2 tương đương 28.841 tỷ đồng. 
Ngoài ra, tồn kho đất nền thương mại cũng vào khoảng 1.637.782 m2, tương đương 4.545 tỷ đồng. 
Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi có lượng tồn kho lớn nhất ước tính khoảng 15.804 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã giảm 12.938 tỷ đồng so với quý I/2013, giảm 1.665 tỷ đồng so với năm 2013 và giảm 138 tỷ đồng so với mốc thống kê đến 30/4/2014. Giá trị tồn kho lớn nhất vẫn tập trung vào hàng hóa chung cư với 7.015 căn, khoảng 12.115 tỷ đồng. 
Mặc dù bất động sản đã có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn vô cùng khó khăn. Ảnh Internet
 Mặc dù bất động sản đã có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn vô cùng khó khăn. Ảnh Internet
Tuy nhiên, tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2014, các dự án chung cư tại Phú Mỹ Hưng, quận 7 và một số quận, huyện gần trung tâm thành phố được tiêu thụ khá tốt đã tác động làm giảm lượng tồn kho của thị trường. Trong số các dự án giải phóng hàng tồn kho tốt phải kể đến dự án Green Valley – Phú Mỹ Hưng, Sunrise City – Quận 7. Trong khi đó, các dự án có giá bán cao, ở các vị trí xa trung tâm, chưa có hạ tầng xây dựng đồng bộ vẫn tồn kho nhiều. Nhà thấp tầng do trước đây đã có mức giá bán cao, nhiều dự án đầu tư dở dang nên không có nhiều giao dịch. 
Tồn kho bất động sản tại Hà Nội chỉ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị khoảng 10.915 tỷ đồng, giảm 6.145 tỷ đồng so với quý I/2013, giảm 2.055 tỷ đồng so với kết thúc năm 2013 và tiếp tục giảm thêm 183 tỷ đồng so với 30/4/2014. Vẫn lặp lại kịch bản như thành phố Hồ Chí Minh, lượng tồn kho bất động sản tại Hà Nội cũng rơi chủ yếu vào phân khúc chung cư với 2.644 căn (khoảng 2.955 tỷ đồng), nhà thấp tầng 2.722 căn (tương đương 7.960 tỷ đồng). 
Hiện tồn kho nhà thấp tầng tại địa bàn Hà Nội giảm không nhiều và tính thanh khoản kém tập trung chủ yếu vào các dự án xa trung tâm, chưa hoàn hành đầu tư, chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Điển hình là Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn tại quận Hà Đông tồn kho trên 2.000 căn; Dự án Gamuda-công viên Yên Sở gần 300 căn và một lượng đáng kể khác tại dự án Nam An Khánh... 
Bộ Xây dựng cho rằng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và giảm lượng hàng hóa tồn kho Bộ sẽ tiếp tục rà soát chất lượng, phân loại các bất động sản. Đồng thời nhiều dự án cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, thậm chí dừng cấp phép mới các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và phát triển nhà ở…
Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Quảng Ninh đề xuất cơ chế hỗ trợ cho dự án xây nhà ở xã hội

(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân tham gia góp ý cho Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đề xuất nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, nhưng không quá 20 tỷ đồng/dự án…