“Đi tắt đón đầu” theo hạ tầng: có nên tiếp tục áp dụng chiến lược đầu tư này trong 2021?

(PLVN) - Nhiều nhà đầu tư địa ốc “đón đầu” được hạ tầng tại những khu vực mới và gặt hái thành công lớn. Ngược lại, nhiều người mất trắng khi lướt sóng theo thông tin với mong muốn kiếm được khoản lãi trong thời gian ngắn.

Hạ tầng “kích hoạt” thị trường bất động sản
Hạ tầng “kích hoạt” thị trường bất động sản

Không ít nhà đầu tư bất động sản đã gặt hái thành công lớn khi đi theo chiến lược "đi tắt đón đầu", rót tiền vào những khu vực ngoài trung tâm. Chỉ sau một thời gian, hạ tầng tại những vùng này hoàn thiện, các sản phẩm bất động sản theo đó cũng được hưởng lợi từ đà phát triển của khu vực và tăng giá nhanh chóng, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. 

Hạ tầng ở đây có thể là các công trình giao thông có tính kết nối liên vùng, hoặc cũng có thể là sự xuất hiện của những dự án đô thị, nghỉ dưỡng quy mô đến từ những thương hiệu uy tín trên thị trường như Vingroup, FLC Group, Sun Group…

Câu chuyện đầu tư tại Long Thành, Đồng Nai có thể xem là một ví dụ tiêu biểu. 

Từ năm 2015, Quốc hội chính thức bấm nút thông qua việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã vào đây tìm kiếm cơ hội. Cách đây 5 năm, giá đất khu vực này trung bình dao động tầm 600-800 triệu đồng/lô, nhiều khu vực đồng không mông quạnh có thể mua với giá vài trăm ngàn một mét. 

Nhưng theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, năm 2019, mức giá khu vực sân bay Long Thành hiện đã dao động từ 15-30 triệu đồng/m2. Đây là một sự tăng vọt về giá. Sang năm 2020, bất chấp dịch Covid-19, giá đất vẫn tiếp tục tăng 20% so với năm trước. Những nhà đầu tư bỏ vốn từ các năm trước đã có thể ôm lãi lớn, nhưng dư địa tăng trưởng cho khu vực này vẫn được đánh giá cao. 

Hoặc tại khu vực xây dựng quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn, vốn là một đầm lầy ven biển tại cuối đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn. Theo thống kê, giai đoạn trước năm 2015, giá bất động sản tại khu vực chỉ vài triệu một m2, thậm chí không có giao dịch. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện dự án (cũng là quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại Thanh Hoá), giá đất bắt đầu tăng mạnh vào 2015, và đã đạt trên 20 triệu đồng/m2 vào giữa 2019. 

“Đi tắt đón đầu” theo hạ tầng: có nên tiếp tục áp dụng chiến lược đầu tư này trong 2021?  ảnh 1
 Sầm Sơn

Tuy nhiên, không phải lúc nào “đi tắt đón đầu” cũng thu về trái ngọt, nhất là khi nhà đầu tư chạy theo các thông tin mãi chỉ nằm trên giấy.

Mới đây, huyện Thạch Thất (Hà Nội) có thông tin một tập đoàn đề nghị xây 2 khu đô thị. Ngay lập tức, cơn sốt đất diễn ra nhưng tụt dốc không phanh ngay sau đó khi công an vào cuộc và chỉ ra, những thông tin này chỉ là đề xuất, ý tưởng. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Bà Rịa, Vũng Tàu. Một tập đoàn lớn xin khảo sát để thực hiện 2 dự án hơn 800ha, khiến “cơn sóng” đầu tư tràn về và giá đất tăng chóng mặt theo giờ. Tuy nhiên, “cơn sóng” này bị dập tắt ngay sau đó khi chính quyền làm rõ thông tin, khiến không ít nhà đầu tư phải khóc ròng.

Nhiều chuyên gia nhận định, "đi tắt đón đầu" về mặt hạ tầng vẫn là một chiến lược khôn ngoan không bao giờ "lỗi mốt". Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: cần quan sát những động thái gì của thị trường để có thể quyết định xuống tiền? Nhà đầu tư nên làm gì để “đón đầu” hạ tầng một cách chính xác tại những thị trường mới? Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính hay không và khi nào thì nên sử dụng? 

Những vấn đề này sẽ được bàn luận, phân tích kĩ lưỡng để tìm ra lời giải tại tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" diễn ra trong sáng ngày 5/1/2021 tới đây tại FLC Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc). Toạ đàm do Vnexpress phối hợp FLC Group tổ chức và được truyền tải trực tiếp trên Vnexpress, Cafef cùng ngày.

Tại tọa đàm, các diễn giả sẽ phân tích, đánh giá chung về làn sóng dịch chuyển của nhà đầu tư và thị trường khi quỹ đất sạch nội đô dần khan hiếm trong bối cảnh nhiều tỉnh thành mới có lợi thế phát triển công nghiệp, du lịch ven biển đang tích cực "trải thảm" đón "phượng hoàng" trong nước. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ đưa ra những khuyến nghị, tư vấn thiết thực phục vụ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư địa ốc tại những thị trường tiềm năng trong 2021. 

Tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản Bình Định phát triển bền vững

Tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản Bình Định phát triển bền vững

(PLVN) -  UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 102 /KH-UBND nhằm tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản đã và đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường bất động sản. Qua đó, kịp thời ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn, đầu cơ, thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu , đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.
The Hive - Toà nhà Dim sum (Ảnh: Hufton+Crow)

Độc lạ toà nhà hình giỏ dim sum ở Singapore

(PLVN) - Tòa nhà Learning Hub (hay còn được biết đến dưới cái tên The Hive), nằm trong khuôn viên Đại học Công nghệ Nanyang, thuộc khu đô thị Đông Jurong, Singapore, được thiết kế bởi  kiến trúc sư Thomas Heatherwick (người Anh) và hoàn thành vào năm 2015, lấy cảm hứng từ những xửng hấp dim sum. Được biết, toà nhà này có tổng trị giá 45 triệu SGD (hơn 770 tỷ đồng).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Quảng Nam đẩy mạnh tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thúc đẩy thị trường bất động sản Quảng Nam

(PLVN) - Quảng Nam sẽ huy động các tổ chức, chuyên gia để định giá đất theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính để việc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư, đảm bảo sớm đưa đất vào sử dụng, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh minh họa

Giá trần với nhà ở xã hội

(PLVN) -  Dự kiến ngày 19/6 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường Luật Nhà ở (sửa đổi). Một trong những vấn đề dư luận cũng như các ĐBQH quan tâm là câu chuyện nhà ở xã hội (NƠXH).
Ngôi nhà gương mang tên Mirage Gstaad (Ảnh: Luma Foundation).

Khám phá ngôi nhà gương “tàng hình” ở Thụy Sĩ

(PLVN) - Ngôi nhà gương mang tên Mirage Gstaad là một tác phẩm nghệ thuật của nhà thiết kế Doug Aitken (người Mỹ), nằm trên đỉnh núi tuyết Gstaad thuộc dãy Alps ở Thụy Sĩ và được mệnh danh là 'căn nhà trong suốt' hay 'căn nhà kính vạn hoa' bởi gần như toàn bộ mặt ngoài nhà làm bằng gương. Thiết kế của ngôi nhà được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà kiểu nông trại ở ngoại ô California vào những năm 1920-1930. Mirage Gstaad là một phần của chuỗi biểu diễn Elavation 1049 do tổ chức Luma Foundation, Thụy Sĩ điều hành.
Coco House (Ảnh: ArchDaily)

CoCo House - Ngôi nhà sử dụng gạch kính độc đáo ở Sóc Trăng

(PLVN) - Ngôi nhà 2 tầng mang tên CoCo House tọa lạc tại Sóc Trăng, có diện tích 140m2 và được hoàn thành vào năm 2021. Ngôi nhà được xây làm nơi ở và kinh doanh, lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình CoCo xoay quanh chủ đề tình cảm gia đình. Ngoài ra, ngôi nhà thiết kế 5 khu vườn và ứng dụng khéo léo chất liệu kính tạo hiệu ứng gương giải phóng không gian, giúp ngôi nhà trở thành chốn an yên, thư thái cho gia chủ.
Ảnh minh họa.

"Trị bệnh" thị trường bất động sản Cần Thơ

(PLVN) -  UBND TP Cần Thơ vừa ban hành công văn 1937/UBND-XDĐT gửi Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT); Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT); UBND quận, huyện; Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – CN TP Cần Thơ, về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố.
Hình ảnh minh họa.

Sắp có 2 dự án bất động sản được triển khai tại Tiền Giang

(PLVN) - UBND tỉnh Tiền Giang mới có Quyết định số 864/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như phê duyệt danh mục đầu tư của dự án Khu đô thị Nguyễn Trọng Hợp và Quyết định số 901/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương dự án Đường và khu dân cư 2 bên đường Vành đai phía Đông (đoạn 1).